Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

HỒ CHÍ MINH CẦU VIỆN NĂM 1950 - Trần Gia Phụng



Sau khi Hồ Chí Minh (HCM) cùng Mặt trận Việt Minh (VM) do đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, cướp chính quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, Pháp trở lui Việt Nam.  Hồ Chí Minh liền thương thuyết và ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội, đồng ý cho quân đội Pháp vào Bắc Kỳ.  Sau đó, HCM ký Tạm ước tại Paris (14-9-1946) để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam.  Quân Pháp đến Hà Nội càng ngày càng đông, và áp lực nhà cầm quyền VM phải để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

HÌNH CHIM TRÊN TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT - Trần Gia Phụng



1.-   XUẤT XỨ CỦA CHỮ “LẠC”

Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ “lạc” trong danh từ “Lạc Việt” (Lo Yueh), cho đến ngày nay tìm thấy được, nằm trong đoạn văn của Giao Châu ngoại vực ký (sách của Trung Hoa) xuất hiện khoảng giữa đời Tấn (265-420), được nhiều sử sách trích dẫn, từ Thủy kinh chú (thế kỷ thứ 6) của Lịch Đạo Nguyên (Trung Hoa), đến An Nam chí lược (thế kỷ 13) của Lê Tắc (người Việt sống ở Trung Hoa), rồi các sách khác về sau nữa. 

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

MẮC LỪA BỌN DU CÔN - Trần Gia Phụng




VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI

Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945.  Trong lúc tình hình Hà Nội và Bắc Bộ xáo trộn, chính phủ Trần Trọng Kim cử bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn ra Bắc, thay mặt chính phủ giải quyết tại chỗ những vấn đề khẩn cấp.  Sau khi gặp các yếu nhân Hà Nội, Hoàng Xuân Hãn gởi điện về Huế, đề nghị lập một cơ cấu chính trị mới gọi là Uỷ ban Giám đốc Chính trị miền Bắc (Comité directeur de la politique du Nord). 

HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM - Trần Gia Phụng


lulut-1545-1389408020.jpg

(Phát quà cứu đói)                    

THU HỒI VÀ THỐNG NHẤT LÃNH THỔ



Sau khi được thành lập, chính phủ đổi Bắc Kỳ thành Bắc Bộ, Trung Kỳ thành Trung Bộ, Nam Kỳ thành Nam Bộ, dầu lúc đó Nam Bộ chưa chính thức được sáp nhập vào trung ương. 



Trong phiên họp đầu tiên của nội các, luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng Ngoại giao, người cao tuổi nhất, được bầu làm nội các phó tổng trưởng (phó thủ tướng).  Trần Trọng Kim cử Trần Văn Chương ra Hà Nội thương lượng với tướng Yuichi Tsuchihashi, tổng tư lệnh quân đội Nhật, kiêm toàn quyền Đông Dương, về sáp nhập Bắc Kỳ vào Việt Nam.  Phía Nhật không trở ngại.  Ngày 2-5-1945 vua Bảo Đại cử Phan Kế Toại, xuất thân trường Hậu bổ Hà Nội và trường Thuộc địa Paris là trường chuyên đào tạo quan chức thuộc địa Pháp, nguyên tổng đốc Bắc Ninh, làm khâm sai Bắc Bộ.  Phan Kế Toại chính thức nhận chức tại phủ thống sứ cũ, nay được gọi là Bắc Bộ phủ, ngày 5-5-1945.

CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM CHÍNH PHỦ ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP - Gia Phụng




Sau khi vua Bảo Đại công bố Bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ngày 11-3-1945, Phạm Quỳnh cùng toàn thể thượng thư sáu bộ trong triều đình Huế xin từ chức.  Vua Bảo Đại triệu tập nhân sĩ khắp nước đến gặp, để thăm dò việc thành lập chính phủ mới.

TRẬN HOÀNG SA, BIỂU TƯỢNG HỘI TỤ LÒNG YÊU NƯỚC (Trình bày tại San Jose ngày 17-1-2015) - Trần Gia Phụng




Trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974 nổi tiếng chẳng những ở Việt Nam mà cả trên thế giới, vì trận Hoàng Sa cho thấy rõ ràng lập trường các bên tham chiến ở Việt Nam vào thời điểm xảy ra trận nầy.  Đặc biệt, trận Hoàng Sa là trận chiến chống ngoại xâm duy nhất trong cuộc chiến từ 1946 đến 1975 vừa qua.  Để thấy rõ đặc điểm nầy, xin lược qua tính chất các cuộc chiến Việt Nam.

BẢY CHỤC NĂM (1945-2015) BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN - Trần Gia Phụng


Trần Trọng Kim.jpg



Vào nửa đầu thế kỷ 20, trên thế giới, Đức xâm lăng Ba Lan ngày 1-9-1939.  Anh và Pháp quyết định tuyên chiến với Đức ngày 3-9-1939, khởi đầu thế chiến thứ hai (1939-1945).  Đức tấn công Pháp, chiếm Paris ngày 14-6-1940.  Yếu thế, Pháp ký hiệp ước đình chiến với Đức ngày 22-6-1940, theo đó Đức chiếm đóng miền tây bắc, khoảng 3/5 nước Pháp.  Chính phủ Pháp do thống chế Pétain lãnh đạo chỉ còn khoảng 2/5 nước Pháp về phía nam. 

CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI VẬN ĐỘNG THỐNG NHỨT ĐẤT NƯỚC - Trần Gia Phụng




HOÀN CẢNH CHÍNH TRỊ



Vào thế kỷ 19, Pháp xâm lăng Việt Nam qua nhiều giai đoạn: Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.  Năm 1874 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.  Từ đây, sáu tỉnh Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp.   Trung và Bắc Kỳ, phần đất Việt Nam còn lại, bị Pháp bảo hộ bằng hòa ước 1883, rồi sửa đổi lại bằng hòa ước 1884.  Chú ý:  Dưới thời Pháp thuộc, Nam Kỳ theo hành chánh thuộc địa do Pháp trực tiếp cai trị.  Trung và Bắc Kỳ vẫn do nhà Nguyễn tiếp tục làm vua, theo nền hành chánh bảo hộ của người Pháp.