Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

CHUYỆN SAU THÀNH ĐÔ - Trần Gia Phụng



Nội dung hội nghị Thành Đô giữa đại diện cao cấp đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và đảng Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng) trong hai ngày 3 và 4-9-1990 được giữ bí mật tuyệt đối, nên tất cả những bài viết về kết quả hội nghị Thành Đô, kể cả nguồn tin Việt Nam sẽ thành khu tự trị của Trung Cộng năm 2020, đều là phỏng đoán.
Theo Trần Quang Cơ, thứ trưởng Ngoại giao CS, thì biên bản tóm tắt của hội nghị Thành Đô gổm “7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước”.  Nếu đơn giản đúng như Trần Quang Cơ viết trong hồi ký, thì tại sao đảng CSVN giấu kỹ nội dung hội nghị Thành Đô?  Giấu kỹ có nghĩa là có khuất tất.  Cũng không biết khuất tất ở điểm nào, nhưng những chuyện có thật dưới đây xảy ra sau Thành Đô thì mọi người đều biết.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

ĐẠI NAN TRUNG HOA: NANH VUỐT TRUNG CỘNG - Trần Gia Phụng



Sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973, Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tức Nam Việt Nam (NVN).  Sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ ở Á Châu sau năm 1973 là cơ hội bằng vàng cho Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Cộng vùng lên thực hiện mộng bá quyền tại đây.  Mở đầu, Trung Cộng mưu đồ chiếm cho được quần đảo Hoàng Sa để mở đường xuống phương nam. 

CHỦ TRƯƠNG PHÒNGTHỦ NAM VIỆT NAM CỦA HOA KỲ - Trần Gia Phụng



Trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975, chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam thay đổi tùy hoàn cảnh, tủy quyền lợi và tùy sự chọn lựa của dân chúng Hoa Kỳ qua các đời tổng thống khác nhau, nhưng suốt trong cuộc chiến, quân đội Hoa Kỳ theo một chủ trương không thay đổi, là chỉ phòng thủ Nam Việt Nam (NVN), không đưa bộ binh tiến đánh Bắc Việt Nam (BVN), ngoại trừ việc gởi phi cơ tấn công các căn cứ quân sự BVN.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Đại nạn Trung Hoa: Bí mật thành đô - Trần Gia Phụng

Tình hình các nước cộng sản (CS) trên thế giới xoay chuyển mạnh vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Các chế độ CS ở Đông Âu như Poland (Ba Lan), Hungary (Hung Gia Lợi), Bulgaria (Bảo Gia Lợi),Tchecoslovaquia (Tiệp Khắc), German Democratic Republic (Cộng Hòa Dân Chủ Đức) hay East Germany (Đông Đức), Yugoslavia (Nam Tư) lần lượt tan rã vào các năm 1989 và 1990. Sau đó, cộng sản Liên Xô, chế độ hậu thuẫn vững vàng cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), cũng sụp đổ năm 1991

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Sử gia Trần Gia Phụng: Môn lịch sử dưới mái trường XHCN không hấp dẫn học sinh - RFA

Sử gia Trần Gia Phụng.
Sử gia Trần Gia Phụng.
Điểm thi môn Lịch Sử của học sinh trong kỳ thi Phổ thông Trung học vừa qua thấp kỷ lục. RFA phỏng vấn Giáo sư Trần Gia Phụng, Nhà nghiên cứu sử học tốt nghiệp Ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm Huế năm 1965, Cử nhân Giáo khoa Sử học Đại Học Văn Khoa Huế năm 1965, hiện sinh sống tại Canada, về vấn đề này.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

ĐẠI NẠN TRUNG HOA: GIẢI GIỚI HAY TRỤC LỢI - Trần Gia Phụng



Sau khi thế chiến thứ hai (1939-1945) kết thúc ở Âu Châu, và trước khi kết thúc ở Á Châu, tam cường Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô họp thượng đỉnh tại Potsdam, ngoại ô Berlin (Đức) từ ngày 17-7 đến 2-8-1945.  Pháp không được kể là nước thắng trận nên không dự họp. 
 Tại đây, Anh và Hoa Kỳ cùng Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) ký bản tuyên bố ngày 26-7-1945 (xem như tối hậu thư) gởi cho Nhật Bản, buộc quân đội Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện và buộc Nhật Bản phải chấp nhận những điều kiện do Đồng minh đưa ra.  Lúc đó Trung Hoa không dự họp hội nghị Potsdam, nhưng đồng ý ký vào tối hậu thư qua đài phát thanh. 

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Trần Gia Phụng: Đại nạn Trung Hoa thời cận đại.

Image result for Đại nạn Trung Hoa image
Đại Nạn Trung Hoa
Vào gần cuối thế kỷ 19, bị các nước Tây phương đe dọa, Trung Hoa khốn đốn không kém Việt Nam, nhưng triều đình nhà Thanh (cai trị Trung Hoa 1644-1911) vẫn tự nhận Trung Hoa là thượng quốc, có ưu quyền đối với Việt Nam. 
1.-   TRUNG HOA TỰ NHẬN ƯU QUYỀN THƯỢNG QUỐC
Trên đường tìm kiếm thuộc địa sau cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Âu Châu, Pháp viện dẫn lý do triều Nguyễn (cai trị Việt Nam 1802-1945) đàn áp Ky-Tô giáo, Pháp đem quân tấn công Đà Nẵng ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc xâm lăng Việt Nam.  Pháp chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, buộc triều đình Huế phải ký hòa ước ngày 5-6-1862, nhượng ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ) cho Pháp.  

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

NHỮNG NGÔI MỘ TẬP THỂ Ở HUẾ - Trần Gia Phụng



1.-  BỘ ĐỘI CỘNG SẢN BỊ ĐẨY LUI

Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Công Hòa (VNCH) và Đồng minh phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế. Dù bị bất ngờ, quân đội VNCH bắt đầu phản công vào mồng 3 Tết (1-2-1968).  Ngày mồng 5 Tết (3-2), các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH tái chiếm cửa An Hòa.  Cũng trong ngày nầy, Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ đổ bộ ở Bến tàu Hải quân bên hữu ngạn (phía Đài phát thanh Huế), đến đóng tại Bộ Chỉ huy MACV.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

MẬT LỆNH TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN - Trần Gia Phụng


Tại Bắc Việt Nam (BVN), từ tháng 8 đến tháng 12-1967, Hồ Chí Minh (HCM) không xuất hiện trước dân chúng.  Nhiều dư luận đồn đoán rằng HCM đã chết.  
Bất ngờ, vào dịp hai ngày lễ lớn ở BVN năm 1967 là lễ kỷ niệm 21 năm ngày “Toàn quốc kháng chiến” [19-12-1946] và lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập “Quân đội nhân dân” [22-12-1944], HCM xuất hiện tại trụ sở quốc hội vào ngày 23-12-1967, trong y phục của một viên chỉ huy tối cao, nói chuyện khoảng 9 phút và đưa ra lời kêu gọi toàn dân Việt Nam, hãy đứng lên lập kỳ công chống “đế quốc Mỹ”, và tạo thêm nhiều chiến công trong dịp năm mới.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

TẠI SAO ĐỔI LỊCH TẾT MẬU THÂ N? - Trần Gia Phụng



Biến cố Mậu Thân (1968) xảy ra cách đây đúng 50 năm (1968-2018), bắt đầu từ quyết định rất khó hiểu vào lúc đó là việc sửa đổi âm lịch ở Bắc Việt Nam (BVN) nhân dịp Tết Mậu Thân.