Hiện
nay, một trong những nước bị lên án vi phạm nhân quyên nặng nề nhứt trên thế giới
là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cai trị. Việc lên án CSVN vi phạm nhân quyền thật đáng
hoan nghênh, nhưng chỉ kêu gọi suông CSVN tôn trọng nhân quyền thì thật vô ích,
như đàn gãy tai trâu.
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016
HIỆN TƯỢNG NGỤY TẠO LỊCH SỬ (Trình bày tại Lễ Khai mạc Trại Việt 2000-16, Dallas tối 14-10-2016)
Kính
thưa quý vị quan khách,
Thưa
anh chị em,
Lịch sử là quá khứ của loài người. Không ai có thể trở lui quá khứ để sửa đổi
chuyện đã qua, nên để phục vụ mưu tính riêng, có người ngụy tạo lịch sử. Việc ngụy tạo lịch sử có thể chia thành hai nhóm:
nhóm cá nhân và nhóm chính sách.
TẢN MẠN VĂN HỌC - NÓI CHUYỆN VỚI TÁC GIẢ TRẦN GIA PHỤNG (Santa Ana 29-7-2016)
Chân dung đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Nguyễn Mạnh Trinh vào chuyện: Ngày
14-8-1975, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị cộng sản (CS) đưa đi xử tử tại sân vận động Cần
Thơ. Trước khi hành hình, quân CS hỏi ông có nhận tội không thì Đại tá Hồ Ngoc
Cẩn trả lời: “Nếu tôi thắng trong cuộc
chiến tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục
các anh như các anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi
tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các
anh không một ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ
hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi các anh cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt.”
Ngay sau đó, ông la lớn: “Đả đảo Cộng Sản!
Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm.” (Đã có
nhiều nhân chứng hiện nay còn sống đã kể lại gương tiết liệt này.)
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016
CHÚC THƯ CHÍNH TRỊ CỦA MỘT DANH TƯỚNG - Trần Gia Phụng
Vào
thế kỷ 13, trong lịch sử Đại Việt, xảy ra một cuộc đảo chánh êm thắm bằng cuộc
chuyển nhượng quyền hành giữa hai vợ chồng trẻ, từ họ Lý qua họ Trần. Số là vào năm 1209, triều đình nhà Lý gặp loạn
Quách Bốc. Vua Lý Cao Tông (trị vì
1176-1210) cùng thái tử Sảm đi lánh nạn.
Thái Tử Sảm chạy đến Hải Ấp, Thái Bình và nhờ một người đánh cá giàu có
giúp đỡ là Trần Lý. Thái tử Sảm cưới con
gái Trần Lý, thường được gọi là Trần thị.
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016
TẠI SAO NGÔ ĐÌNH DIỆM KHÔNG LÀM THỦ TƯỚNG NĂM 1945? - Trần Gia Phụng

1.- VUA BẢO ĐẠI TÌM KIẾM NGƯỜI XƯA
Sau
khi đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, Nhật Bản quyết định trao trả độc lập lại cho
Việt Nam. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập
ngày 11-3-1945 và tìm chọn người lập chính phủ. Nhà vua nhờ người Nhật tìm quan Lại bộ thượng
thư cũ (năm 1933) là Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, nhưng đợi mãi không gặp, vua giao
cho học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng.
Vua
Bảo Đại xác nhận điều nầy trong đạo dụ số 5 ngày 17-4-1945, chuẩn y nội các Trần
Trọng Kim.
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
CÁI CHẾT CỦA HÙM THIÊNG YÊN THẾ - Trần Gia Phụng
Yên
Thế là một vùng đồi núi thấp ở trung du Bắc phần, nằm cách Hà Nội khoảng 50 cây
số về phía đông bắc, giữa rặng Cai Kinh ở phía bắc, thượng lưu sông Cầu ở phía
tây và thượng lưu sông Thương ở phía đông.
Vào thời nhà Nguyễn, Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Ninh. Qua thời Pháp thuộc, Yên Thế thuộc về Bắc
Giang cho đến ngày nay. Phía bắc Yên Thế
(Yên Thế thượng) cao khoảng từ 100 đến 150 mét, trong khi càng xuống phía nam,
càng thoai thoải, nhiều đồng ruộng. Ở
Yên Thế, rừng cây rậm rạp, um tùm, rất tiện lợi cho việc ứng dụng du kích chiến
chống Pháp. Khí hậu tại đây quanh năm ẩm
thấp, sương mù, có nhiều loại muỗi truyền bịnh sốt rét chết người và nhiều thú
dữ.
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016
TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ NGHIÊN CỨU SỬ HỌC TRẦN GIA PHỤNG - Hồng Phúc
Chương trình: Thế Giới Ngày Nay
Đài Phát Thanh Việt Nam
Oaklahoma City
Hồng Phúc phỏng vấn ngày Thứ Hai 25-7-2016
Phát thanh ngày Thứ Bảy 30-7-2016
Trong tháng vừa qua, nhà xuất bản Non Nước Toronto, Canada
đã phát hành tác phẩm Lịch sử sẽ phán xét
của nhà nghiên cứu sử học Trần Gia Phụng.
Đây là tác phẩm thứ 22 của ông ở hải ngoại. Sách dày khoảng 650 trang, bạch hóa các xuyên
tạc và bóp méo lịch sử của Công sản Việt Nam từ trước đến nay. Trước khi bàn đến tác phẩm nầy trong một chương
trình kỳ tới, hôm nay chúng tôi xin ghi lại sau đây cuộc nói chuyện giữa chúng
tôi với ông Trần Gia Phụng về việc soạn và viết sử của ông.
TÒA ÁN LƯƠNG TÂM - Trần Gia Phụng
Khi
nhận xét mục đích cuộc chiến vừa qua, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động,
tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam(CSVN) ngày nay, đã nói ngắn gọn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho
Trung Quốc...”
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016
Trần Trọng Kim nhận chức - Trần Gia Phụng
- Sau khi quân đội Nhật Bản ở Đông Dương đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, đại sứ Nhật tại Huế là Massayuki Yokoyama đến yết kiến vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) tại điện Thái Hòa trong hoàng thành Huế sáng ngày 11-3, giải thích những hành động mới nhứt của Nhật Bản tại Việt Nam và tuyên bố muốn đem “Châu Á trả về cho người châu Á”. Yokoyama còn nói rằng ông ta có “nhiệm vụ dâng nền độc lập” lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật Bản đứng đầu. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 159.) Khối nầy do chính phủ Nhật Bản công bố thành lập ngày 1-8-1940.
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Báo SÀI GÒN MỚI Los Angeles Giới Thiệu Sách “Lịch Sử Sẽ Phán Xét” của GS Trần Gia Phụng - Đức Nguyễn

Tại
các nhà sách ở Little Saigon
vừa mới xuất hiện sách “Lịch sử sẽ phán xét” của tác giả Trần Gia Phụng, do nhà
xuất bản Non Nước Toronto phát hành. Không
kể những tác phẩm tái bản, đâu là đầu sách thứ 22 của ông Trần Gia Phụng ở hải ngoại.
Sách
dày khoảng 650 trang, tập trung 63 bài báo viết về cộng sản mà tác giả Trần Gia
Phụng viết khoảng hơn 10 năm qua, đã đăng trên các báo ở hải ngoại. Ngoài công việc viết sách sử học, ông Phụng
còn viết báo về nhiều đề tài khác nhau.
Nay ông tập hợp riêng những bài báo chuyên về đề tài cộng sản và in
thành một quyển sách.
Vì
là những bài báo rời, nên toàn bộ sách
nầy không có chủ đề thống nhứt từ đầu đến cuối như các sách khác của ông, mà chỉ
là những vấn đề khác nhau xoay quanh đề tài cộng sản Việt Nam từ thời Hồ Chí
Minh đến ngày nay. Vì vậy, thật khó mà
tóm lược nội dung quyển sách, nhưng đại khái gồm những bài viết về Hồ Chí Minh, về lịch sử đảng Cộng sản từ khi
thành lập cho đến ngày nay, kể cả những bài viết về thời sự cộng sản trong nước
hiện nay.
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016
CỎ BÙ-XÍT - Trần Gia Phụng
Các
đảng phái chính trị của một nước luôn luôn xuất phát từ nguyện vọng và nhu cầu
chính trị của người trong nước, do người trong nước thành lập. Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ngược lại, được
thành lập ở nước ngoài, do nhu cầu bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản
(ĐTQTCS) và do quyết định của ĐTQTCS.
Người được ĐTQTCS ủy nhiệm việc thành lập đảng CSVN là Hồ Chí Minh (HCM).
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
Còn Cộng sản thì còn Quốc hận - Trần Gia Phụng

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016
CUỘC CHIẾN TẾT MẬU THÂN Ở HUẾ - Trần Gia Phụng
Thành
phố bị CS chiếm lâu nhất và bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như tài sản
là thành phố Huế. Huế là tỉnh lỵ của tỉnh
Thừa Thiên, cách sông Bến Hải và khu phi quân sự, ranh giới giữa Bắc và Nam Việt
Nam, khoảng 80 cây số về phía nam.
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
CUỘC CHIẾN TẾT MẬU THÂN Ở SÀI GÒN - Trần Gia Phụng
Trong
số những nơi bị tấn công, hai địa điểm quan trọng nhứt mà cộng sản (CS) nhắm tới
là hai thành phố Sài Gòn và Huế.
1.- LÝ DO CỘNG SẢN TẤN CÔNG SÀI GÒN
Sài
Gòn là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Toàn thể bộ máy chính quyền trung ương, kể cả Bộ tổng tham mưu quân đội
VNCH đều đóng tại đây. Sài Gòn còn là
nơi tập trung tòa đại sứ các nước trên thế giới, trụ sở các cơ quan truyền
thông trong và ngoài nước.
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
CUỘC CHIẾN MẬU THÂN TRÊN TOÀN LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA - Trần Gia Phụng
Cuộc
tổng tấn công của CS nhân dịp Tết Mậu Thân (1968) diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt
Nam Cộng Hòa (VNCH), từ Quảng Trị đến Bạc Liêu, sớm nhất tại Quảng Nam và Nha
Trang, vào đêm giao thừa ở Nam Việt Nam (NVN) tức đêm 29 rạng 30-1-1968, và rút
lui trễ nhất tại Huế vào ngày 25-2-1968.
Như vậy cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của CS diễn ra trong gần một
tháng. Trong suốt tháng nầy, CS tấn công
44 địa điểm tại các thị trấn, tỉnh lỵ và thành phố trên toàn miền NVN.
Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016
LỆNH TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN CỦA CỘNG SẢN - Trần Gia Phụng
Chiến
tranh bùng nổ từ năm 1960. Khi khởi sự
cuộc chiến, lực lượng cộng sản (CS) sử dụng chiến thuật du kích, đánh phá khắp
nơi trong nước. Do địa hình rừng núi ở
Đông Dương, Bắc Việt Nam (BVN) là hậu cứ lớn, đưa người và tiếp liệu võ khí,
quân nhu và cả thực phẩm cho quân CS ở Nam Việt Nam (NVN). Đến cuối năm 1967, lực lượng CS ở NVN khá lớn
mạnh, và CS nghĩ rằng đã đến lúc tổng tấn công để tổng khởi nghĩa giành chính
quyền. Trước khi tìm hiểu lệnh tổng tấn
công Tết Mậu Thân (1968) của CS, xin mời theo dõi sơ lược tương quan lực lượng
giữa các bên tham chiến trong trận Tết Mậu Thân (1968).
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016
TỔNG QUÁT VỀ BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN (1968) - Trần Gia Phụng
1. LÝ DO CỘNG SẢN MỞ CUỘC TỔNG TẤN CÔNG
Cộng
sản Việt Nam chưa một lần lên tiếng về lý do cuộc tổng tấn công Tết Mậu
Thân. Chỉ biết quyết định “tổng công
kích và tổng khởi nghĩa” Tết Mậu Thân được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 14 Ban
chấp Trung ương (BCHTƯ) đảng Lao Động (LĐ) khóa 3 tại Hà Nội vào tháng
1-1968. Trong phần “Phương hướng và nhiệm
vụ của ta trong thời kỳ mới” của nghị quyết nầy, đảng LĐ cho rằng cần phải tổ
chức “tổng công kích và tổng khởi nghĩa để
giành thắng lợi quyết định, đạt tới mục tiêu chiến lược mà đảng ta đã đề ra là:
a) Tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các
cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. b) Tiêu diệt một phần quan trọng
sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được
các nhiệm vụ chính trị và quân sự của chúng ở miền Nam. c) Trên cơ sở đó, đập
tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành
động chiến tranh đối với miền Bắc...” (http://cpv.org.vn/cpv/. )
Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC NÀO? - Trần Gia Phụng
Hiệp
định Genève ngày 20-7-1954 chia hai
Việt Nam dọc theo sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở Bắc Việt
Nam (BVN), do đảng Lao Động (LĐ) cai trị.
Đảng LĐ là hậu thân của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Trong khi đó, Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở
NamViệt Nam (NVN), do cựu hòang Bảo Đại làm quốc trưởng. Năm sau, thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức
trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, lật đổ quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt
Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955 do ông Diệm làm tổng thống.
Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016
VỀ MÔN LỊCH SỬ TỰ CHỌN - Trần Gia Phụng
Ngày
5-8-2015, bộ Giáo Dục và Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố “Dự
thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”.
Dự thảo chương trình nầy khá ôm đồm, trong đó có một môn học gây tranh
cãi ồn ào từ mấy tháng nay là môn lịch sử ở bậc trung học, được bản dự thảo chương
trình của bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp
ở cấp trung học cơ sở (THCS) và môn tự chọn ở cấp trung học phổ thông
(THPT). Cấp THCS là cấp 2, tương đương
trung học đệ nhất cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Cấp THPT là cấp 3, tương đương
trung học đệ nhị cấp thời VNCH.
Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016
QUẢNG NAM: THÀNH LẬP VÀ THAY ĐỔI - Trần Gia Phụng
(Trình bày tại Hội
Đồng Hương Quảng Nam Atlanta ngày 01-01-2016)
I.- SỰ THÀNHLẬP
Tỉnh Quảng Nam được
thành lập qua bốn triều đại sau đây:
1.- THỜI NHÀ TRẦN: Công chúa Huyền Trân qua Chiêm Thành (Champa)
làm hoàng hậu năm 1306. Vua Chiêm là Chế Mân tặng Đại Việt hai châu Ô và Lý làm
sính lễ. Vua Trần Anh Tông (trị vì 1293-1314)
đồi hai châu nầy thành Thuận Châu và Hóa Châu, và cử quan cai trị. Thuận Châu tương đượng với vùng Quảng Trị và
bắc Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu từ nam Thừa Thiên đến vùng sông Thu Bồn ngày nay,
tức bao gồm vùng Hòa Vang, Điện Bàn thuộc Quảng Nam ngày nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)