Thứ Tư, 21 tháng 8, 2019

LẠI DỤ SỐ 10 - Trần Gia Phụng


hqdefault
Trong bài “LHQ và vụ khủng hoảng Phật giáo 1963 (VI)”, đăng trên DCVOnline.net ngày 26-10-2010, ông Nguyễn Văn Lục, có đoạn đề cập đến bài viết của tôi nhan đề là “Lý do cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963” đăng trên các báo vào tháng 11-2009, chứ không phải trong sách Việt sử đại cương tập 6 như ông Nguyễn Văn Lục viết, đơn giản chỉ vì sách nầy chưa xuất bản. Sau khi trích dẫn ba người viết khác nhau, trong đó có một đoạn trong bài viết của tôi, ông Nguyễn Văn Lục viết:

NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ HIỆP ĐỊNH GENÈVE - Trần Gia Phụng


Image result for Hình ảnh hội nghị Geneva 1954

Nội dung hiệp định Genève đã được viết và nói nhiều.  Bài nầy xin trình bày những chuyện bên lề hiệp định Genève.
1)   Đầu tiên, hội nghị tứ cường Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô khai mạc tại Berlin ngày 25-1-1954.  Đại diện Liên Xô là ngoại trưởng Mikhailovich Molotov đề nghị mời thêm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tức Trung Cộng) cùng họp.  Ngày 26-4-1954, hội nghị gồm tứ cường và có thêm Trung Cộng, khai mạc tại Dinh Quốc Liên (Palais des Nations) ở Genève, một ngày bàn về Triều Tiên và một ngày về Đông Dương.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

CHUYỆN TRẦU CAU - Trần Gia Phụng

Image result for truyện trầu cau                                                                              
Chuyện trầu cau là một cổ tích thời thượng cổ, rất quen thuộc với người Việt, được kể đi kể lại nhiều lần, có nhiều dị bản khác nhau, nên tốt nhứt là ôn lại chuyện trầu cau qua lời thuật đầu tiên trong sáchLĩnh Nam chích quái xuất hiện vào thế kỷ 15.
 Lĩnh Nam chích quái là sách góp nhặt những chuyện quái đản ở vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh, ý chỉ vùng cổ Việt.  Sách do một tác giả khuyết danh, hay có thể do Trần Thế Pháp soạn. (Không rõ năm sinh và năm mất của Trần Thế Pháp, chỉ biết ông là một quan chức trong tàng thư các.)  Sau đó, sách được Vũ Quỳnh (tiến sĩ Nho học năm 1478) và Kiều Phú (tiến sĩ Nho học năm 1475) hiệu chính. Sách tập hợp một số truyện cổ tích thần tiên của nước ta về đời Hùng Vương, như chuyện Bạch trĩ (trĩ trắng), Kim quy (rùa vàng), Tân lang (cau), Tây qua (quả dưa hấu)... Trước hết, xin lược truyện sự tích trầu cau

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Các Cường quốc trong chiến tranh Việt Nam - Trần Gia Phụng


Trong chiến tranh 1954-1975, Liên Xô và Trung Cộng là hai nước viện trợ chính cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở Bắc Việt Nam (BVN), và Hoa Kỳ là nước viện trợ chính cho Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Viêt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1955 ở Nam Việt Nam (NVN).  Các cường quốc đến giúp Bắc và Nam Việt Nam đều có những tính toán riêng của mỗi nước. 
 

LIÊN XÔ VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Sau khi cướp chính quyền năm 1917, đảng Cộng Sản (CS) Nga do Vladimir Lenin lãnh đạo, thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) (The Third International) tại Moscow năm 1919, gọi là Communist International hay COMINTERN. 

Trong đại hội kỳ 2 ĐTQTCS từ 24-7 đến 7-8-1920, Vladimir Lenin công bố bản “Sơ thảo lần thứ nhứt luận cương về vấn đề Dân tộc và Thuộc địa” (Draft Thesis on the National and Colonial Questions), thường được gọi là bản luận cương của Lenin, theo đó Lenin nêu cao quyền dân tộc tự quyết, kêu gọi các nước bị đô hộ (các thuộc địa) đứng lên chống lại các đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc bằng cách dựa vào sự ủng hộ của đảng CS các nước, rồi gia nhập khối Liên Xô.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

CUỘC HẢI CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM (19-01-1974) - Trần Gia Phụng


Phạm Văn Đồng, thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tức Bắc Việt Nam (BVN), ký công hàm ngày 14-9-1958, thừa nhận  tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958 của Trung Cộng, tức thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng.  Lúc đó, trên Biển Đông, Trung Cộng chưa manh động vì Hải quân Hoa Kỳ còn hiện diện. 
TRUNG CỘNG CHỌN THỜI ĐIỂM
Tình hình bắt đầu thay đổi năm 1972.  Khi qua thăm Trung Cộng vào tháng 2-1972, tổng thống Hoa Kỳ là Richard Nixon cho các nhà lãnh đạo Trung Cộng biết Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút quân ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN). 
Có tài liệu cho rằng trong cuộc thương lượng giữa hai bên, Hoa Kỳ “ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B 52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường hòn đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc.”  Sau đó, “ngày 4-4-1972, khi quân đội miền Bắc đang tấn công dữ đội vào Quảng Trị, người Mỹ cần một áp lực từ phía Bắc Kinh với Hà Nội, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để trao đổi một “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa.” (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, Saigon-Boston-Los Angeles-New York: Osin Book, 2012, tr. 107 và tr. 109.  Huy Đức dựa vào tài liệu của Henry Kissinger.) 

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

TRƯỚC TRẬN HOÀNG SA - Trần Gia Phụng


 HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Hoàng Sa (Paracel Islands) là một quần đảo gồm khoảng trên 100 đảo nhỏ, giữa kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, và khoảng vĩ tuyến 15 đến 17 độ Bắc.  Quần đảo nầy gồm hai nhóm: nhóm phía tây là Nguyệt Thiềm (hay Trăng Khuyết, tiếng Anh là Crescent) và nhóm phía đông bắc là An Vĩnh Trong lịch sử, nhiều tài liệu chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.  Từ thời nhà Nguyễn, hàng năm, triều đình gởi thuyền ra Hoàng Sa thăm dò rồi trở về.  Năm 1835 vua Minh Mạng sai thuyền chở gạch đá, đến xây đền trên đảo Bàn Than (thuộc Hoàng Sa), dựng bia để ghi dấu, gieo hạt trồng cây.  Khi đào móng đắp nền, xây đền, các lính thợ đã đào được 2,000 cân đồng và gang sắt. (Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, quyển 8, tỉnh Quảng Ngãi, Phạm Trọng Điềm dịch, Huế: Nxb. Thuận Hóa, tập 2, 1997, tr. 322-323.)