Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

CUỘC HẢI CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM (19-01-1974) - Trần Gia Phụng


Phạm Văn Đồng, thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tức Bắc Việt Nam (BVN), ký công hàm ngày 14-9-1958, thừa nhận  tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958 của Trung Cộng, tức thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng.  Lúc đó, trên Biển Đông, Trung Cộng chưa manh động vì Hải quân Hoa Kỳ còn hiện diện. 
TRUNG CỘNG CHỌN THỜI ĐIỂM
Tình hình bắt đầu thay đổi năm 1972.  Khi qua thăm Trung Cộng vào tháng 2-1972, tổng thống Hoa Kỳ là Richard Nixon cho các nhà lãnh đạo Trung Cộng biết Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút quân ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN). 
Có tài liệu cho rằng trong cuộc thương lượng giữa hai bên, Hoa Kỳ “ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B 52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường hòn đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc.”  Sau đó, “ngày 4-4-1972, khi quân đội miền Bắc đang tấn công dữ đội vào Quảng Trị, người Mỹ cần một áp lực từ phía Bắc Kinh với Hà Nội, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để trao đổi một “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa.” (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, Saigon-Boston-Los Angeles-New York: Osin Book, 2012, tr. 107 và tr. 109.  Huy Đức dựa vào tài liệu của Henry Kissinger.) 

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

TRƯỚC TRẬN HOÀNG SA - Trần Gia Phụng


 HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Hoàng Sa (Paracel Islands) là một quần đảo gồm khoảng trên 100 đảo nhỏ, giữa kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, và khoảng vĩ tuyến 15 đến 17 độ Bắc.  Quần đảo nầy gồm hai nhóm: nhóm phía tây là Nguyệt Thiềm (hay Trăng Khuyết, tiếng Anh là Crescent) và nhóm phía đông bắc là An Vĩnh Trong lịch sử, nhiều tài liệu chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.  Từ thời nhà Nguyễn, hàng năm, triều đình gởi thuyền ra Hoàng Sa thăm dò rồi trở về.  Năm 1835 vua Minh Mạng sai thuyền chở gạch đá, đến xây đền trên đảo Bàn Than (thuộc Hoàng Sa), dựng bia để ghi dấu, gieo hạt trồng cây.  Khi đào móng đắp nền, xây đền, các lính thợ đã đào được 2,000 cân đồng và gang sắt. (Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, quyển 8, tỉnh Quảng Ngãi, Phạm Trọng Điềm dịch, Huế: Nxb. Thuận Hóa, tập 2, 1997, tr. 322-323.)