Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

TẢN MẠN VĂN HỌC - NÓI CHUYỆN VỚI TÁC GIẢ TRẦN GIA PHỤNG (Santa Ana 29-7-2016)

 


 Chân dung đại tá Hồ Ngọc Cẩn

Nguyễn Mạnh Trinh vào chuyện:  Ngày 14-8-1975,  Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị  cộng sản (CS) đưa đi xử tử tại sân vận động Cần Thơ. Trước khi hành hình, quân CS hỏi ông có nhận tội không thì Đại tá Hồ Ngoc Cẩn trả lời: “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như các anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các anh không một ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi các anh cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt.” Ngay sau đó, ông la lớn: “Đả đảo Cộng Sản! Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm.”  (Đã có nhiều nhân chứng hiện nay còn sống đã kể lại gương tiết liệt này.)
<!>



Bây giờ, tác giả Trần Gia Phụng in tác phẩm mới nhất Lịch sử sẽ phán xét.  Đã qua  41 năm, lịch sử Việt Nam đã ghi bao nhiêu là tội ác của Cộng sản khiến Việt Nam trở thành một nước lạc hậu, chậm tiến nhất trong những nuớc nghèo khổ nhất trên thế giới. Đã vậy, bọn lãnh đạo Cộng sản hiện nay đang đem đất nước đến họa diệt vong vì bọn Tầu Công xâm lăng thôn tính. 


Đọc Lịch sử sẽ phán xét, những bậc thức giả đều chung một nhận định là tác giả Trần Gia  Phụng đã trải cái tâm của mình để nhìn vào thời cuộc với những biến cố quan trọng ảnh hưởng đến tương lai và sự tồn vong của dân tộc Việt Nam. Chương trình Tản Mạn Văn Học mời tác giả Trần Gia Phụng buổi hôm nay để cùng tìm hiểu và chia sẻ những vấn đề mà bất cứ ai là người Việt Nam đều quan tâm.



Vài hàng tiểu truyện của tác giả Lịch sử sẽ phán xét:  Ông Trần Gia Phụng tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế, ban Sử Địa năm1965 và Cử nhân Giáo khoa Sử học Đại Học Văn Khoa Huế cùng năm 1965.  Trước năm 1975, ông dạy tại trung học Phan Chu Trinh Đà Nẵng và là giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng.  Từ năm 1995 đến nay, ông định cư và sinh sống tại Toronto, Canada.



Ông đã hoàn tất 22 tác phẩm sử học trong đó có bộ Việt sử đại cương gồm 7 tập khoảng 3,500 trang, bộ Những câu chuyện Việt sử gồm 4 tập, bộ Quảng Nam trong lịch sử gồm 2 tập, và các sách khác là Trung Kỳ dân biến 1908,  Những cuộc đảo chánh cung đình Việt Nam, Những kỳ án trong Việt sử, Án tích cộng sản Việt Nam (Giải nhất Giải Văn học năm 2002 của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do), Ải Nam Quan, Exposing the Myth of Ho Chi Minh, Nhà Tây Sơn, Bảo Đại (1913-1997).



Tác phẩm mới nhất Lịch sử sẽ phán xét tập hợp những bài viết về những chuyện xảy ra ở trong nước dưới sự cai trị của Cộng sản, nhằm góp phần làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử trước đây bị khuất tất, hay bị che giấu do Cộng sản truyên truyền vẽ vời xuyên tạc.



Một điều đáng lưu ý là trình bày sự thật không phải là tuyên truyền vu khống bôi lọ, mà chỉ  để ôn lại những câu chuyện đã trôi vào quá khứ và nhắc nhở những kinh nghiệm đã qua.



***



 Những câu hỏi với tác giả Trần Gia Phụng:



1-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, “ôn cố tri tân” có phải là một mục đích chính yếu của môn lịch sử hay không?  Theo suy nghĩ của riêng anh như thế nào?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, thưa quý khán thính giả xem đài, lịch sử là quá khứ của loài người và ảnh hưởng đến đa số loài người.  Con người ghi nhận lại quá khứ của mình gọi là sử ký.  Sử ký vừa giúp con người biết và nhớ lại quá khứ của dân tộc mình, vừa giúp con người học hỏi những kinh nghiệm từ quá khứ, để biết cách ứng xử trong hiện tại và tương lai, vì vậy người xưa thường nói “ôn cố tri tân”, tức “ôn việc xưa, biết việc nay”.



2-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Nguồn sử liệu về chiến tranh Việt Nam khá phức tạp và không đồng nhất.  Có khi từ một sự kiện mà được nhận định khác nhau từ những vị trí đối nghịch nhau.  Anh đã chọn lựa như thế nào để viết Lịch sử sẽ phán xét?



Trần Gia Phụng:   Vâng, nguồn sử liệu rất phức tạp và không đồng nhất.  Sở dĩ không đồng nhất vì những người viết đứng trên những lập trường khác nhau, từ những góc độ khác nhau, những phía khác nhau để viết lại lịch sử.  Chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt thường tình đó.  Khi viết lại lịch sử, chúng ta cần cẩn thận khảo chứng lại những tài liệu khác nhau để viết. 



Có một vấn đề khá tế nhị là con người không thể tách khỏi cái bóng của mình, không thể từ bỏ căn nguyên của mình, tiếng Mỹ gọi là cái background của mình.  Vì vậy, chẳng những chúng ta cần phải cẩn thận với các nguồn tài liệu, mà khi viết chúng ta còn cần phải cẩn thận với chính chúng ta.  Chúng ta phải cố gắng khách quan, dầu như tôi đã nói, mình không thể tách ra khỏi cái bóng của mình.  Vậy phải cố gắng khách quan được chừng nào hay chừng đó.  



Anh Trinh hỏi tôi chọn lựa như thế nào để viết Lịch sử sẽ phán xét?  Ngay cái tựa đề quyển sách đã cho thấy sự chọn lựa của tôi.  Như anh Trinh đã biết, từ khi cướp được chính quyền năm 1945 cho đến ngày nay, cộng sản viết lại và bóp méo lịch sử Việt Nam để tuyên truyền cho đảng CS, truyền bá chủ nghĩa Mác-xít.  Vì vậy, tôi cố gắng khảo chứng lại tất cả những trang sử do CS viết ra, nhằm trả lại sự thật lịch sử, giúp làm sáng tỏ trở laị những giá trị lịch sử đích thực, đúng như lời cố đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã nói ngắn gọn trước khi bị CS xử tử tại Cần Thơ ngày 14-8-1975: “Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.”  Tuy chọn lựa như vậy, tôi luôn luôn cố gắng giữ sự khách quan trong khi viết sử dựa trên tài liệu tôi tìm được.



3-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Anh có nhận xét gì về môn học lịch sử hiện được giảng dạy ở trong nước?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh, chính sách giáo dục của cộng sản là “giáo dục phục vụ chính tri.”  Vì vậy, tất cả các bộ môn trong chương trình giáo dục CS, đều phục vụ chế độ, trong đó có môn lịch sử.  Cộng sản Việt Nam rất chú trọng đến ngành lịch sử nói chung và môn lịch sử trong trường học nói riêng, vì CS dùng môn lịch sử trong trường học để tuyên truyền cho chế độ CS.  Dưới chế độ độc tài toàn trị bưng bít, muốn làm gì thì làm, CS tùy tiện viết lại lịch sử, sửa đổi lịch sử theo nhu cầu của đảng CS. 



Nói cách khác, lịch sử của CS không phải là sự thật quá khứ, mà là thứ lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là lịch sử biên tập lại theo quyết định của đảng CS, nhằm tuyên truyền và làm lợi cho CS.  Có khi vì nhu cầu tuyên truyền, CS bịa đặt ra những câu chuyện dối trá rồi đưa vào lịch sử, như chuyện Kim Đồng, chuyện Lê Văn Tám...   



4-  Nuyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, hình như ở trong nước môn lịch sử không còn được là một môn thi trong các kỳ thi trung học phổ thông nhưng vẫn còn được dạy ở trương học. Theo anh nguyên nhân của sự việc ấy?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh, thật ra CS chưa bỏ thi môn lịch sử mà chỉ làm giảm giá trị môn lịch sử ở trường học.  Trong “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi môn lịch sử từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp với các môn khác ở cấp THCS (tức cấp 2 của CS hay Đệ nhất cấp thời VNCH), nghĩa là không phải là học môn sử riêng biệt như chương trình cũ, mà là một hình thức mới, kết hợp và lồng ghép lịch sử với một số môn liên hệ vào nội dung chủ đề các bài học.  Còn ở cấp THPT (tức cấp 3 của CS hay Đệ nhị cấp thời VNCH), thì ngoài các môn thi bắt buộc là toán, ngữ văn [Việt văn], ngoại ngữ, công dân với tổ quốc, học sinh được tự chọn một môn trong số các môn học còn lại là lịch sử, địa lý, hóa học, sinh học, vật lý… 






Học sinh xé giấy mừng không thi tốt nghiệp môn sử năm 2013
(Nguồn: Internet)



Nguyên nhân chính của sự việc nầy là vì Bộ GD-ĐT đang lúng túng về việc dạy môn lịch sử Việt Nam.  Ai cũng biết, lịch sử VN là lịch sử tranh đấu không ngừng chống ngoại xâm, nhất là chống Trung Hoa.  Trung Hoa hiện nay do CS cai trị.  CSTH đã viện trợ cho CSVN trong cả hai cuộc chiến từ 1945 đến 1975.  Hiện nay CSTH lại là quan thầy của CSVN, nên CSVN tránh, không dám đụng chạm đến Trung Hoa, không dám nói chuyện chống Trung Hoa.  Vì vây CSVN tránh không dám dạy môn lịch sử mà chính yếu là chống Trung Hoa, và kiếm cách lãng tránh môn học nầy.  Thậm chí những phim hoạt hình lịch sử chống Trung Hoa cũng bị CSVN bãi bỏ.



5-   Nguyễn Mạnh Trinh:  Lịch sử đã phán xét.  Như vậy, anh có kết luận nào về cuộc chiến Việt Nam?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, tựa đề sách của tôi là Lịch sử sẽ phán xét, chứ không phải “đã phán xét”.  Tựa đề dựa trên câu nói hào hùng và đầy ý nghĩa của cố đại tá Hồ Ngọc Cẩn trước khi bị CS xử tử ở Cần Thơ năm 1975.  Sách của tôi cố gắng bạch hóa những hoạt động sai lầm và tội lỗi của Cộng sản Việt Nam để cho người dân Việt phán xét, tức lịch sử sẽ phán xét như cố đại tá Cẩn đã nói.



Tuy nhiên anh hỏi tôi có kết luận nào về cuộc chiến Việt Nam, thì tôi đã trình bày trong sách là cuộc chiến Việt Nam do Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa CS về Việt Nam, gây nên cảnh tương tàn và do sự viện trợ của CS Quốc tế, đảng CSVN tạm thời thành công. 



Tuy vậy, CSVN không thống nhất được lòng dân, không được dân chúng hậu thuẫn, nên phải dựa vào Trung Cộng và càng ngày càng lệ thuộc Trung Cộng.  Dân chúng Việt Nam vốn có tinh thần độc lập tự chủ, chống ngoại xâm, nên ở trong nước thường xuyên có các cuộc biểu tình chống Trung Cộng. 



Cộng sản Việt Nam làm tay sai cho Tàu cộng, ký những mật ước giữa hai đảng cộng sản, rồi bắt dân chúng Việt Nam phải gánh chịu.  Vì vậy, muốn chống Tàu cộng, xóa bỏ những mật ước với Tàu cộng thì dân tộc Việt Nam phải kiếm cách giải thể chế độ CS, là kẻ đã ký mật ước với Tàu cộng, rồi mới có thể chống được Tàu cộng.  Kinh nghiệm lịch sử cho thấy trước sau gì rồi người Việt cũng đuổi quân xâm lược Tàu về nước.







“Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” (Viết bằng máu của Nguyễn Thị Phương Uyên)



6-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Chiến tranh Việt Nam: chiến tranh giải phóng? Chiến tranh ý thức hệ hay nội chiến?  Chiến tranh ủy nhiệm?  Chiến tranh tự vệ để bảo vệ tự do ?  Theo anh, định danh nào chính xác nhất?



Trần Gia Phụng:  CSVN cho rằng cả hai cuộc chiến từ 1946 đến 1975 đều là chiến tranh giải phóng.  Trong nghĩa tầm nguyên, giải phóng là cởi mở ra cho tự do, nghĩa là đưa một cái gì từ tình trạng bị trói buộc, giam hãm kềm kẹp đến tình trạng được thoát ly và tự do, tức từ chỗ xấu đến chỗ tốt hơn.  Tuy nhiên. CSVN chẳng giải phóng cho ai, mà mọi người đều thấy CSVN đã đàn áp, bóc lột, và đưa Việt Nam càng ngày càng đến chỗ tồi tệ, tụt hậu, lại có nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng, nên không thể gọi là giải phóng.



Còn chiến tranh ý thức hệ là chiến tranh giữa hai thế lực theo hai ý thức hệ đối kháng nhau; một bên theo chủ nghĩa dân tộc và bên kia theo chủ nghĩa CS.  Nguồn gốc chiến tranh ý thức hệ ở Việt Nam do HCM là một điệp viên Liên Xô đưa chủ nghĩa CS ngoại lai, xuất phát từ Liên Xô, du nhập vào Việt Nam, gây nên cảnh chiến tranh tàn khốc, chống lại dân tộc Việt Nam.



Có dư luận lại cho rằng đây là chiến tranh ủy nhiệm.  Có thể Bắc Việt Nam được Cộng sản Quốc tế ủy nhiệm đánh Nam Việt Nam, nhưng Nam Việt Nam chúng ta bị tấn công, không lẽ ngồi chờ chết, chúng ta phải tự vệ, chúng ta phải chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của CS, để bảo vệ nền tự do dân chủ của chúng ta, chúng ta chẳng cần ai ủy nhiệm chúng ta.  Chúng ta tự vệ mà thôi.



Còn phía người Mỹ thì người Mỹ gọi là “chiến tranh Việt Nam”.  Điều nầy chỉ đúng với người Mỹ vì trong lịch sử Mỹ, chiến tranh nầy xảy ra ở Việt Nam có người Mỹ tham gia, nên họ gọi là chiến tranh Việt Nam.



Mỗi phe phái, tùy theo thế đứng của mình để đặt tên cuộc chiến Việt Nam vừa qua, nên không thống nhất được tên gọi cuộc chiến nầy.  Nếu gọi tên theo bên nầy thì bên kia phủ nhận, hoặc bên nọ không đồng ý.  Vậy theo tôi, chúng ta nên dựa vào một mẫu số chung để gọi tên cuộc chiến vừa qua mà mọi người đều không thể phủ nhận.  Đó là yếu tố thời gian.  Chiến tranh xảy ra từ 1946 đến 1975, tức kéo dài trong vòng 30 năm. 



Dầu phe phái nào cũng đều phải công nhận chiến tranh xảy ra trong 30 năm.  Vậy đơn giản, tôi đề nghị chúng ta gọi là CHIẾN TRANH BA MƯƠI NĂM.  Ở Pháp có “Chiến tranh trăm năm”, ở Âu Châu có “Chiến tranh 30 năm”.  Vậy chúng ta cũng nên gọi chiến tranh vừa qua trên đất nước chúng ta từ 1946 đến 1975 là “Chiến tranh 30 năm”, rồi phe phái nào muốn phụ đề thêm thì cứ phụ đề.



7-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Là một sử gia, anh có ghi nhận nào về nghị quyết 1481 của Hội Đồng Âu Châu năm 2006?



Trần Gia Phụng:  Xin anh Trinh vui lòng đừng gọi tôi là sử gia.  Tôi chỉ là một người học sử, hay một người nghiên cứu sử.  Đúng ra, nghị quyết 1481 phải xuất hiện từ sớm, vì CS dã man đã hoành hành ở Liên Xô, Trung Cộng và Việt Nam từ lâu rồi, nhưng không liên hệ hay ít liên hệ đến Tây Âu, nên họ không chú ý.  Những nhà văn Liên Xô, những nhà văn các nước Đông Âu đã viết nhiều về sự tàn ác của chế độ CS ở nước họ, nhưng do Liên Xô khéo tuyên truyền, lôi cuốn những người thiên tả Tây Âu, nên người Tây Âu chưa hiểu về CS.



Thậm chí một nhà triết học Anh là Bertrand Roussell còn thành lập Tòa án Quốc tế ngày 15-11-1966 để xét xử Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ giúp Việt Nam Cộng Hòa chống cộng sản.  Tòa án nầy họp hai lần.  Lần đầu tại  Stockholm (Thụy Điển) từ 2 đến 13-5-1967 và lần thứ hai tại Copenhagen (Đan Mạch) từ 20-11 đến 1-12-1967. 



Nhắc lại như thế để thấy rằng trước năm 1975, người Tây Âu vẫn chưa ý thức hiểm họa CS.  Cho đến năm 1975, khi người Việt ào ạt đào thoát khỏi chế độ CS Việt Nam bằng cả sinh mệnh của mình, người Tây Âu mới rùng mình, tĩnh ngộ và từ đó góp sức giúp các nước Đông Âu làm cách mạng, lật đổ các chế độ CS, để rồi cuối cùng đưa đến sự sụp đổ của chính Liên Xô.







Trụ sở Quốc hội Âu Châu tại Strasbourg (đông bắc Pháp)



Với kinh ngiệm của dân chúng các nước Đông Âu, người Âu Châu nói chung mới bắt đầu cùng nhau lên án chủ nghĩa CS và các chế độ CS về sự đàn áp và vi phạm nhân quyên và dân quyền một cách độc ác.  Nghị quyết 1481 là hậu quả chậm phát của biến cố Đông Âu vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước.



Tuy lên án chủ nghĩa và chế độ CS, nhưng người Âu Châu vẫn buôn bán làm ăn với Trung Cộng và Việt Cộng, nên chuyện nhân quyền ở các nước CS còn lại chỉ là quả bóng tung hứng cho có lệ chứ người Âu Châu chẳng tha thiết gì với những vi phạm của Trung Cộng hay Việt Cộng ở Á Châu.



8-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Cộng sản Việt Nam có nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26 tháng 3 năm 2004.  Anh nghĩ thế nào về nội dung của nghị quyết này và những mưu đồ của Cộng Sản?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh, nghị quyết 36 của Bộ chính trị đảng CSVN là nghị quyết của CS về công tác đối với người Việt ở nước ngoài.  Khi CS cưỡng chiếm Nam Việt Nam thì dân chúng ào ạt bỏ nước ra đi bằng tất cả các cách.  Xin quý vị khán thính giả nhớ lại là nhà cầm quyền CS lúc đó chận đứng, bắt giam và cả bắn giết những người vượt biên.  Chẳng những thế, CS còn xỉ vả những người vượt biên là phản quốc, chạy theo làm tay sai cho đế quốc Mỹ.  Đến khi người Việt hải ngoại ổn định cuộc sống, càng ngày càng đông, càng vững mạnh, giàu có, gởi tiền về giúp gia đình bà con, thì CSVN lột lưỡi, đổi giọng, gọi người Việt hải ngoại là khúc ruột ngàn dặm và đưa ra nghị quyết 36 để chiêu dụ bà con hải ngoại về thăm nhà, thăm quê hương, đem vốn về hợp tác và đầu tư làm ăn… Mà anh Trinh này, sao khúc ruột mà dài tới ngàn dặm lận anh Trinh?  Có phải khúc ruột cao su không anh Trinh?



Nghị quyết 36 của CSVN nhắm 2 mục đích: 1) Mục đích chính là chiêu dụ người Việt hải ngoại.  2) Mục đích ngầm là phá hoại Cộng đồng người Việt hải ngoại.



Về mục đích thứ nhất, lúc đầu có một số người nhẹ dạ nghe theo nghị quyết 36, về Việt Nam làm ăn, nhưng chính sách bất nhất, sai lầm và nhất là cán bộ CS quá tham nhũng, lật lọng, nên càng ngày càng it người về đầu tư.  Anh Trinh để ý người Việt về nước du lịch thì nhiều, thăm chơi rồi lại ra đi, nhưng chẳng mấy ai về nước định cư, ở lại lập nghiệp.



Ngoài việc chiêu dụ tuyên truyền, CSVN còn nhắm mục đích thứ hai là phá hoại và gây chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại, làm cho các cộng đồng suy yếu, không chống cộng hữu hiệu.  Tuy nhiên, CSVN không đạt được cả hai mục đích nên cuối cùng nghị quyết 36 hoàn toàn thất bại.  Ngày nay, ít ai nhắc đến nghị quyết 36 nữa.  Bằng chứng rõ nét nhứt là trong thời gian gần đây, ở Việt Nam có phong trào “đào thoát” hay “triệt thoát” kiểu mới, tức người trong nước kiếm cách ra nước ngoài sinh sống.  Cán bộ CS trong nước gởi con cái, ra nước ngoài, nhứt là qua Mỹ, đem theo tiền mua nhà, rồi kiếm cách ở lại luôn ở Mỹ.  Sau đó chính cán bộ CS cũng chuồn luôn qua Mỹ theo con cái. 





 



Tranh biếm họa nghị quyết 36



Phong trào nầy hoàn toàn đi ngược với tinh thần nghị quyết 36 của CS.  Kêu gọi người Việt ở hải ngoại trở về Việt Nam chưa xong, thì chính cán bộ CS lại kiếm cách ra nước ngoài sinh sống.  Nhế thế rõ ràng nghị quyết 36 thất bại chứ còn gì nữa.  Những ai muốn về làm ăn với CSVN thì hãy nhìn vào những tấm gương cán bộ đào thoát ra nước ngoài, rồi hãy về.  Tại sao cán bộ CS ở trong nước kiếm cách bỏ nước ra đi, mà mình ở ngoài nầy dại gì mà về nước?










Đơn xin vào học Trường Thuộc Địa Paris của Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) ngày 15-9-1911

bạch hóa huyền thoại HCM ra đi tìm đường cứu nước.



9-   Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, anh nhận định thế nào về huyền thoại Hồ Chí Minh?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, thưa quý khán giả xem đài, về huyền thoại HCM, tôi đã viết riêng một quyển sách nhan đề Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh, đưa ra 7 huyền thoại: 1) Huyền thoại về người cha. 2) Huyền thoại ra đi tìm đường cứu nước. 3) Huyền thoại sống độc thân giản dị. 4) Huyền thoại đoàn kết dân tộc. 5) Huyền thoại giải phóng dân tộc. 6) Huyền thoại tư tưởng Hồ Chí Minh.  7) Huyền thoại lăng Hồ Chí Minh.  Khi tái bản, tôi có thêm “Huyền thoại được UNESCO vinh danh”. 



Tất cả những huyền thoại nầy chẳng qua đảng CSVN muốn đánh bóng HCM để vinh danh chính đảng CSVN là đảng do HCM thành lập.  Tôi đã chuyển sách nầy qua dạng PDF để chuyển tặng cho những ai cần đến. (liên lạc: trangiaphung@gmail.com.)  Tất cả những huyền hoại nầy đều là bịa đặt láo lếu và đảng CSVN cũng chỉ là đảng lừa bịp, dối trá. Có thể nói, đảng CSVN sinh ra trong sự nghèo đói, lớn lên bằng dối trá và tồn tại bằng bạo lực.



10-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Anh nhận định thế nào về đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh mà tới nay chế độ Cộng sản vẫn tôn sùng?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, về đạo đức HCM, xin chia thành hai phần để dễ thấy: đạo đức cá nhân và đạo đức cách mạng. 



Về đạo đức cá nhân của HCM thì quá tệ.  Hồ Chí Minh bất hiếu với cha đến nỗi theo tài liệu của một người Pháp đã từng chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh CS là Daniel He1mery, thì ông thân sinh của HCM là cụ Nguyễn Sinh Sắc tỏ ý muốn từ con tức từ HCM.  Khi nào đảng CSVN cũng tuyên truyển HCM sống độc than giản dị, nhưng ngược lại HCM có rất nhiều vợ, đi đâu có vợ đó, trong số nầy nổi tiếng nhứt là bà Tăng Tuyết Minh đảng viên CS Trung Hoa), bà Nguyễn Thị Minh Khai (đảng viên CSVN), bà Đỗ Thị Lạc, bà Nông Thị Xuân.













 

























       Bà Tăng Tuyết Minh                           Bà Nguyễn Thị Minh Khai              Bà Nông Thị Xuân (bị HCM giết)



Hồ Chí Minh còn là người giết vợ đợ con.  Tất cả những điều nầy đều có tài liệu cụ thể, xin khỏi nhắc ở đây.  Một người mà trên đối với cha, giữa đối với vợ, dưới đối với con như thế, thì rõ ràng là một người không có đạo đức gia đình.  Người cộng sản nào, kể cả mấy người trong bộ chính trị đảng CSVN hiện nay mà khen HCM có đạo đức gia đình, thì cứ về gia đình hỏi vợ con của các ông có ai dám kết hôn với một kẻ giết vợ như HCM hay không? 

                                                                                                                                                                                                                                                                                   Còn đạo đức cách mạng của HCM thì hết nước nói.  Hồ Chí Minh làm tay sai cho Liên Xô, cho Trung Cộng, du nhập chủ nghĩa CS, gây nên cuộc chiến 30 năm, làm thiệt mạng ít nhứt 3 triệu người, mà chỉ để phục vụ Liên Xô và Trung Cộng như Lê Duẩn đã xác định.  Riêng HCM, theo Polska Times tức Thời báo Ba Lan ngày 5/3/2013 đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu.  Thử hỏi như thế, HCM có đạo đức cách mạng không? 



11-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, đâu là căn nguyên sự suy thoái của nền giáo dục hiện nay tại Việt Nam?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, như đã nói ở trên, chính sách giáo dục hiện nay ở trong nước là chính sách gáo dục phục vụ chính trị của CSVN.  Giáo dục phục vụ chính trị tức giáo dục phục vụ chế độ do đảng Cộng Sản lãnh đạo, hay nói cách khác, giáo dục phải có tính đảng và nhà giáo, giáo viên, phải có lập trường đảng thật vững vàng.  Tất cả chương trình học các cấp đều phải theo nhu cầu chính trị của đảng CS và của nhà cầm quyền CS.  Tiêu chuẩn chọn lựa giáo viên là “hồng hơn chuyên”, có lập trường theo đảng vững vàng hơn là giỏi chuyên môn.  Sách giáo khoa do Ban Tu thư Trung ương gồm đảng viên biên sọan, ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đảng duyệt xét, in ấn.  Giáo khoa là pháp lệnh, bắt buộc giáo viên phải tuân theo. 



Có khi sách giáo khoa được viết sai, nhưng giáo viên cũng phải tuân theo, không được dạy khác sách giáo khoa, dạy ngoài sách giáo khoa.  Giáo viên và cả học sinh không được suy nghĩ hay phát biểu bất cứ ý kiến gì mới lạ, ngoài những gì CS chủ trương, ngoài những điều đã học ở trường lớp và sách giáo khoa.  Sách giáo khoa phải luôn luôn đề cao tính ưu việt của chủ nghĩa CS, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM, ca tụng đảng CSVN, ca tụng lãnh tụ đảng CSVN, và cả các đảng CS trên thế giới, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Hoa…dầu các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. 



Như thế, ngay từ căn bản, giáo dục dưới chế độ CS đồng nghĩa với nhồi sọ, giáo điều.  Học sinh chỉ biết vâng lời chứ không được suy nghĩ, không được phê phán, không được suy luận.  Từ đó, óc sáng tạo của học sinh bị xơ cứng, dần dần đi đến chỗ thui chột.  Đó là lý do chính làm cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay ở trong nước càng ngày càng suy thoái.



12-    Nguyễn Mạnh Trinh:  Theo anh, chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc là hòa giải thực sự hay chỉ là  một cách thế hóa giải tình thế không chính nghĩa của chế độ Cộng Sản?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, muốn thấy rõ vấn đề nầy, chúng ta thử tìm hiểu trong lịch sử khi nào thì CSVN muốn hòa giải hòa hợp.  Lịch sử cho thấy khi cướp được chính quyền ngày 2-9-1945, CSVN liền đưa ra chủ trương độc tôn quyền lực, độc quyền cai trị đất nước trong một hội nghị Trung ương đảng tại Hà Nội ngày 11-9-1945, nghĩa là không đầy 10 ngày sau khi cướp được chính quyền.  Đây là chủ trương xuyên suốt của CSVN cho đến ngày nay, thể hiện qua điều 4 hiến pháp năm 2013.  Nghĩa là CSVN độc quyền cai trị đất nước.



Chỉ những khi nào CS lâm vào thế khó khăn, CSVN mới đưa ra chủ trương hòa giải hòa hợp với các tổ chức hoặc đảng phái khác để vượt qua cơn khó khăn.  Do đó anh Trinh nói đúng, CSVN hòa giải hòa hợp chẳng qua là để hóa giải những tình thế khó khăn mà thôi.



Khi chúng ta vượt biên, CSVN bắt bớ, giam cầm, bắn giết, xỉ vả chúng ta.  Bây giờ, CSVN cần tiền người Việt hải ngoại, nên bày trò hòa giải hòa giải hòa hợp với người Việt hải ngoại.  Tuy nhiên, người Việt hiện nay ở hải ngoại là công dân của các nước trên thế giới.  Ngoài gốc gác là người Việt, ví dụ người Mỹ gốc Việt, người Pháp gốc Việt, hay như tôi, người Canadian gốc Việt, chúng ta chỉ còn liên hệ gia đình, bà con của chúng ta, chứ chẳng có gì liên hệ với nhà nước CSVN, nên chẳng có nhu cầu hòa giải hòa hợp với CSVN. 



Còn những ai ở hải ngoại muốn hòa giải hòa hợp với CS, có giỏi thì đem gia đình vợ con về Việt Nam sinh sống với CSVN, chứ đừng có ở hải ngoại, làm ăn hưởng thụ ở hải ngoại, rồi lại nói dóc chuyện hòa giải hòa hợp, xúi dại hòa giải hòa hợp với CS.  Đây là một thứ ăn cơm quốc gia thờ ma CS mà thôi.  Ngon thì cứ về Việt Nam sinh sống để biết mùi, rồi bỏ của chạy lấy người như cái ông Trần Trường ở Nam Cali nầy.



Dân chúng trong nước cũng chẳng có nhu cầu hòa giải hòa hợp với CS, vì dân chúng đâu có thích gì tụi tham nhũng, ăn cướp mà hòa giải.  Dân chúng Việt Nam ngày nay chỉ có một ước mơ duy nhất là giải thể chế độ CS mà thôi.  Anh Trinh xem internet, xem các you tube hay các video clip, dân chúng khắp nước biểu tình đả đảo CS hà rầm, chửi rủa CS thậm tệ.  CS phải dùng tụi du côn, côn đồ cảnh sát giải tán, đàn áp, đánh đập, bắt bớ, giam cầm…Biết bao tù nhân lương tâm  trong nước mà hòa giải cái nỗi nào?



CSVN muốn hòa giải hòa hợp với dân chúng Việt Nam thì chỉ còn cách duy nhất là bãi bỏ điều 4 hiến pháp 2013, để cho dân chúng các quyền tự do căn bản, nhất là tự do báo chí, tự do chính trị, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo.  CSVN cứ làm cho dân giàu nước mạnh, tự do dân chủ, thì mọi người sẽ ủng hộ chứ chẳng cần gì nghị quyết 36, hay kêu gọi hòa giải hòa hợp…



13-  Nguyễn Mạnh Trinh: Với tư cách một sử gia, anh nhận định thế nào về cuộc chiến chống Pháp (1945-1954)?  Đây là của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam hay của toàn dân Việt Nam?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, anh giỡn hoài, xin anh đừng gọi tôi là sử gia nữa nghe. 



Về cuộc chiến chống Pháp, nguyên nhân rất đơn giản thế nầy:  Sau khi đọc bản tuyên ngôn ngày 2-9, Hồ Chí Minh thề chống Pháp đến cùng, nhưng sau đó, khi quân Pháp xuất hiện, thì HCM lại thỏa hiệp với Pháp để bảo toàn quyền lực CS.  Đến khi quân Pháp áp lực mạnh mẽ, đòi bảo vệ an ninh Hà Nội, thì CS thấy nguy hiểm, vì nếu Pháp phụ trách an ninh Hà Nội, thì toàn bộ lãnh đạo CSVN nằm trong tay Pháp.  Vì vậy, CS họp Trung ương đảng tại Vạn Phúc (Hà Đông) ngày 18-12-1946, quyết định đánh Pháp, gọi là tổng khởi nghĩa.  Trước đây, CS thỏa hiệp với Pháp.  Bây giờ không thỏa hiệp được nữa, CS quyết định đánh Pháp để có lý do chạy trốn khỏi Hà Nội. 



Khi cướp chính quyền, CS tuyên bố độc quyền chính trị.  Khi đánh Pháp để bỏ trốn, thì CS tuyên bố tổng khởi nghĩa, để đổ gánh nặng chiến tranh lên vai toàn dân.   Dân chúng Việt Nam vốn có tinh thần độc lập, lại ghét Pháp vì bị bảo hộ quá lâu, liền hưởng ứng chống Pháp.



Lúc đầu còn yếu thế, CS lợi dụng lòng yêu nước của dân chúng, để dân chúng chống Pháp cho CS bỏ chạy.  Trong khi đó, CS thanh lọc hàng ngũ, loại bỏ những thành phần không cộng sản, nhất là từ năm 1949, Trung Cộng chiếm được lục địa Trung Hoa, viện trợ cho CSVN.  CSVN càng thanh trừng những người bị nghi ngờ.



Trong khi đó, chính phủ Quốc Gia Việt Nam được thành lập cũng trong năm 1949, lập trường chống CS.  Lúc đó, trên đất nước chúng ta có hai chính phủ:  Chính phủ QGVN dựa vào Pháp để chống cộng.  Chính phủ Việt Minh cộng sản được Liên Xô và Trung Cộng viện trợ để giành chính quyền, bành trướng chủ nghĩa CS.  Vì vậy, có người gọi đây là chiến tranh ý thức hệ Quốc Cộng xảy ra.



Trước đây, CSVN che giấu chuyện Liên Xô và Trung Cộng viện trợ để tuyên truyền và tố cáo chính phủ QGVN là bù nhìn của Pháp.  Ngày nay, nhiều tài liệu được giải mật cho thấy rõ ràng HCM, đảng CSVN là tay sai của CS Quốc tế.  Chiến tranh từ 1949 cho đến 1954 hoàn toàn do Trung Cộng chỉ huy, điều khiển.  HCM và Võ Nguyên Giáp chẳng qua là những viên thư ký của Trung Cộng trên chiến trường Việt Nam mà thôi.  Để thấy rõ điều nầy, xin quý vị khán thính giả xem đài, xem hai quyển sách là: 1) Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, do Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Montreal: Tạp chí Truyền Thông, số 32 & 33, 2009, tr. 20.)  2)  Chu Ân Lai dữ Nhật Nội Ngõa hội nghị của Tiền Giang, Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, bản dịch của Dương Danh Dy: Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954.



14-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Về cuộc chiến chống Mỹ (1960-1975), Lê Duẩn  đã tuyên bố “ Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Theo anh, như vậy gây một cuộc chiến tử vong hàng chục triệu người Việt Nam là công hay tội?  Và lịch sử đã phán xét như thế nào?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, công hay tội thể hiện ngay trong câu nói của Lê Duẩn.  Đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc là làm lính đánh thuê hay làm tay sai cho Liên Xô hay Trung Cộng.  Làm tay sai cho nước ngoài thì làm sao gọi là công thưa quý khán thính giả xem đài?  Lịch sử cũng sẽ dựa vào thành tích làm tay sai cho nước ngoài của CSVN để phán xét, và chắc chắn không khác gì kết luận phán xét nhà gia đình vua Lê Chiêu Thống qua Thanh cầu viện.  CSVN chẳng qua cũng là một bè lũ bán nước, làm tay sai ngoại bang mà thôi.



Chẳng những tại Việt Nam, mà bất cứ ở nước nào trên thế giới, một người chủ trương dùng xương máu của dân mình, đánh giùm cho người nước ngoài, chẳng có ai khen là yêu nước cả, mà ai cũng chê là làm tay sai cho ngoại bang.



15-  Nuyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, Trung Cộng đã hưởng lợi thế nào trong cuộc chiến mà Việt Cộng gọi là “ đánh Mỹ cứu nước”?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, khi viện trợ cho Việt cộng “đánh Mỹ cứu nước”, Trung Cộng hưởng được hai điều lợi chính:



Thứ nhứt, từ năm 1972 Hoa Kỳ bắt tay với Trung Cộng.  Để giải quyết những khó khăn do chiến tranh ở Việt Nam, và để gây ra sự rạn nứt trong khối CS quốc tế, Hoa Kỳ liên lạc và bắt tay với Trung Cộng



Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và TC bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn thân hữu giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và TC ngày 14-4-1971 dưới sự tiếp đón và chứng kiến của thủ tướng Châu Ân Lai tại Đại sảnh đường Nhân dân Bắc Kinh.  Sau đó, ngày 9-7-1971, Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, có mặt ở Bắc Kinh và được Châu Ân Lai tiếp kiến. 

Ngày 25-10-1971, Đại hội đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc (LHQ) biểu quyết chấp nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tức TC được giữ ghế đại biểu Trung Hoa thay cho Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), mà không bị Hoa Kỳ phủ quyết, nghĩa là Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan, đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, để bắt tay với TC.




Mao Trạch Đông và Richard Nixon năm 1972



Sau đó, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon viếng thăm TC một tuần bắt đầu từ ngày 21-2-1972 mà Nixon cho rằng đây là “một tuần lễ sẽ làm thay đổi thế giới.”  Cuối cuộc viếng thăm nầy, hai bên còn ký bản "Thông cáo chung Thượng Hải" ngày 28-2-1972, theo đó hai bên đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau, chỉ trừ một điều là cùng nhau tôn trọng sự khác biệt giữa hai bên và hứa sẽ kiếm cách cải thiện bang giao song phương.  Điều mà TC mừng nhất là trong bảng thông cáo chung nầy, Hoa Kỳ thừa nhận chỉ có một nước Trung Hoa duy nhất mà thôi.



Thứ hai, nhân việc Hoa Kỳ rút quân, nhân việc Bắc Việt Nam mải mê tấn công Nam Việt Nam, Trung Cộng xâm lăng và đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-1-1974.  Biết rằng khó thắng, nhưng Hải quân VNCH do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy, cương quyết bảo vệ quê hương, tiếp nối truyền thống anh dũng của tổ tiên chúng ta.  Bắc Việt Nam đồng lõa với Trung Cộng im lặng, không lên tiếng. 





 




Anh hùng Ngụy Văn Thà (1943-1974)



Chẳng những mở đường xuống Đông Nam Á, mà trận Hoàng Sa còn là thành công đầu tiên của Trung Cộng đánh Việt Nam, trong khi tổ tiên của Trung Cộng nhiều lần xâm lăng Việt Nam nhưng đều bị đẩy lui.  Đó là hai thắng lợi chính khi Trung Cộng ủng hộ Việt Cộng chống Mỹ.



16-    Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, ý nghĩa lịch sử của trận hải chiến Hoàng Sa trong cuộc chiến  Việt Nam là thế nào?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, nói thì dài, tôi chỉ xin kể sơ lược các ý nghĩa lịch sử của trận hải chiến Hoàng Sa như sau:



1)     Thứ nhứt, quân đội VNCH chống ngoại xâm Trung Cộng, bảo vệ non song gấm vóc của người Việt, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.  Đó là chính nghĩa sáng ngời của chính thể VNCH.  Đây là cuộc chiến chống ngoại xâm duy nhất trng cuộc chiến 30 năm vừa qua.

2)     Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp vào Việt Nam.

3)     Trung Cộng xâm lăng Việt Nam, làm vỡ tan huyền thoại CS quốc tế, mà chỉ có quyền lợi dân tộc.

4)     Bắc Việt CS đồng lỏa với Trung Cộng.  Rõ ràng CSVN là phản quốc.



17-    Nguyễn Mạnh Trinh:  Theo anh với nhãn quan sử học, có phải Hoa Kỳ đã mở đường cho Trung Cộng vào Biển Đông hiện nay?



Trần Gia Phụng:  Thưa anh, chúng ta cần chú ý điểm nầy: Mỗi nước tham chiến đều hành động vì quyền lợi của nước mình.  Quyền lợi của tổ quốc là trên hết.  Người Hoa Kỳ nổi tiếng thực dụng lại càng chú trọng hơn nữa đến quyền lợi của Hoa Kỳ. 



Vào đầu thập niên 70 thế kỷ trước, trong hoàn cảnh nội bộ hết sức rối ren của Hoa Kỳ, chính phủ Nixon thuộc đảng Cộng Hòa đã có những chủ trương nhằm giải quyết những khó khăn và phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ:  1) Bỏ rơi Việt Nam, thực hiện kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh để rút lui khỏi Việt Nam. 2) Chuyển mục tiêu của Hoa Kỳ qua Trung đông nhằm giúp người Do Thái, là đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ. 3) Thân thiện với Trung Cộng, tạo điều kiện cho Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc, thế chỗ Đài Loan, để Trung Cộng giúp Hoa Kỳ giải quyết chuyện chiến tranh Việt Nam, đồng thời lôi kéo Trung Cộng khỏi khối Liên Xô.



Phải nói là Nixon đã thành công trong kế hoạch của Nixon:  Thứ nhứt, Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, ổn định tình hình nội bộ xã hội Hoa Kỳ, chấm dứt các cuộc biểu tình phản chiến.  Thứ hai, Hoa Kỳ khoét sâu mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Liên Xô, làm vỡ khối CS quốc tế. 



HS.JPG





Ngược lại Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam chúng ta, nên có người cho rằng Hoa Kỳ đã phản bội NVN.  Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng Hoa Kỳ luôn luôn vì quyền lợi của Hoa Kỳ, đơn giản chỉ là thế.



Đúng là Hoa Kỳ đã làm ngơ cho Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa, từ đó Trung Cộng mở đường xuống Biển Đông.  Tuy nhiên, nhìn từ phía Hoa Kỳ, Trung Cộng xuống Biển Đông cũng chẳng làm gì được Hoa Kỳ, miễn sao Trung Cộng tôn trọng con đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông để tàu bè Hoa Kỳ qua lại.


Có một điều ít người chú ý là Trung Cộng càng hung hăng trên Biển Đông thì càng có lợi cho Hoa Kỳ.  Ví dụ: 1) Trước đây, người Đại Hàn, người Nhật biểu tình chống Hoa Kỳ, đòi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi các đảo của họ.  Bây giờ Trung Cộng hung hăng, nên cả Đại Hàn, cả Nhật Bản đều mua khí giới của Hoa Kỳ, đều mở rộng cửa mời người Hoa Kỳ ở lại.  2)  Năm 1975, Phi Luật Tân đóng cửa quân cảng Subic, đuổi quân đội Hoa Kỳ về nước.  Bây giờ, Phi Luật Tân lại mở rộng cửa Subic đón chào quân đội Hoa Kỳ.  3) Trước đây, CSVN chống Mỹ cứu nước.  Nay CSVN trải thảm đỏ mời người Hoa Kỳ vào Việt Nam, xin mua súng ống của Hoa Kỳ.  Nếu Trung Cộng càng hung hăng thì Việt Nam càng nhanh chóng tìm cách kết thân với Hoa Kỳ.

Thưa anh Trinh, chuyện Biển Đông đang còn sôi động và đang diễn tiến, chúng ta chưa có thể vội vàng kết luận được.

18-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, như vậy , Việt Nam có phải là  món hàng để trao đổi giữa các thế lưc quốc tế?

Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, không phải bây giờ, mà từ hơn một trăm năm nay, nước Việt Nam yếu thế, nhược tiểu, trở thành món hàng trao đổi giữa các thế lực quốc tế.  Đầu tiên, giữa Pháp và Trung Hoa thời nhà Thanh.  Sau đó, giữa Pháp và Nhật, rồi giữa Pháp và Hoa Kỳ.  Năm 1945, tại hội nghị Yalta, Hoa Kỳ đưa ra giải pháp Quốc tế quản trị để trả độc lập cho Việt Nam, nhưng vì Hoa Kỳ không muốn làm mất lòng Pháp ở Âu Châu, nên tại hội nghị Potsdam, các cường quốc thỏa thuận cho Anh và Trung Hoa giải giới quân Nhật tại Đông Dương, để hai nước nầy giao lại cho Pháp, để  Pháp tái chiến Đông Dương.  Sau đó, lại trao đổi giữa Pháp Anh, rồi Pháp với Trung Hoa, rồi Pháp với Trung Cộng, Pháp với Hoa Kỳ, rồi Hoa Kỳ với Trung Cộng. 


 

Ba ông bự tại Potsdam: Stalin - Truman – Churchill
(Tối hậu thư Potsdam do Mỹ và Anh soạn thảo, mở đường cho Pháp trở lại Việt Nam.)

Chung quy cũng tại vị trí chiến lược của Việt Nam ở Đông Nam Á quá quan trọng, các nước trên thế giới muốn tranh giành Việt Nam, nhưng các nhà cầm quyền Việt Nam quá yếu, không đủ sức đối phó với tình hình.  Hơn nữa, từ năm 1945, Việt Minh cộng sản làm tay sai cho ngoại bang, gây nên cuộc chiến chỉ làm lợi cho ngoại bang mà thôi.

19-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, anh nghĩ thế nào về vai trò của Trung Cộng trong cuộc chiến (1945-1954) với Pháp?

Trần Gia Phụng:  Câu hỏi nầy thú vị lắm thưa anh Trinh, vì CSVN thường tự hào là đã thắng Pháp, nhứt là trận Điện Biên Phủ.  Nhưng thực tế không phải như thế, thưa quý khán thính giả xem đài.

Cuộc chiến 1946-1954, có thể chia làm 2 giai đoạn.  Giai đoạn 1 từ 1946-1949 và giai đoạn 2 từ 1950-1954.  Trong giai đoạn đầu, Việt Minh CS thua chạy dài.  Đáng lẽ VM suy sụp rồi.  Nhưng CSVN có một may mắn kỳ lạ là năm 1949, CS Trung Hoa hay Trung Cộng do Mao Trạch Đông lãnh đạo, thành công ở Trung Hoa, lập ra Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.  Hồ Chí Minh gởi liền hai sứ giả qua cầu viện, và chỉ khoảng một tháng sau, quá nóng ruột, đích thân HCM qua Trung Cộng cầu viện.  Khi HCM đến Bắc Kinh, thì Mao Trạch Đông qua Moscow để chúc mừng sinh nhựt thứ 70 của Stalin.  HCM cũng xin đi qua Moscow luôn thể.

Lúc đó, Liên Xô đang bận rộn lo tái thiêt đất nước sau chiến tranh và nhứt là lo giải quyết chuyện Đông Âu mà Liên Xô mới xâm chiếm sau năm 1945.  Vì vậy, khi gặp HCM, Stalin giao việc viện trợ CSVN cho Mao Trạch Đông.  Trên chuyến xe lửa từ Moscow về Bắc Kinh, HCM năn nỉ MTĐ giúp đỡ cho CSVN.  Nhờ sự viện trợ của Trung Cộng, từ cố vấn quân sự, đến võ khí, quân nhu, cả viện trợ kinh tế nữa, mà lực lượng Việt Minh CS mới mạnh trở lại và phản công chống Pháp được, rồi dần dần thắng thế trên chiến trường.

Mỗi chiến dịch, mỗi trận đánh đều do cố vấn TC gởi thông tin về Bắc Kinh.  Tại đây, quân ủy trung ương và tình báo TC nghiên cứu kỹ lưởng tình hình, rồi mới gởi chỉ thị hướng dẫn trở qua Bắc Việt cho đoàn cố vấn TC, rồi đoàn cố vấn mới giao cho CSVN thi hành.  Võ Nguyên Giáp chẳng qua chỉ là thư ký nhận lệnh của cố vấn Trung Cội, rồi truyền mệnh lệnh của cố vấn TC cho quân độ Việt Minh cộng sản.

Hinh don LA (Duy sua)

Trận Điện Biên Phủ tốn xương máu quân Việt theo chiến thuật biển người do các tướng lãnh TC quyết định.  Ở trong nước Việt Nam hiện nay, có nguồn tin cho rằng đại tướng CS Võ Nguyên Giáp là người chưa ra trận bao giờ.  Điều nầy có lý vì xét thật kỹ tiểu sử Võ Nguyên Giáp, từ năm 1945 đến năm 1954, kể cả trận Điện Biên Phủ, chẳng ai biết Võ Nguyên Giáp ra trận khi nào.  Ông Giáp chẳng qua là thư ký của các cố vấn TC mà thôi.  Do đó, có thể nói, vai trò của Trung Cộng là vai trò quyết định trong cuộc chiến từ 1949 đến 1954.

20-    Nguyễn Mạnh Trinh:  Vậy thưa anh, vai trò của Trung Cộng có thay đổi trong cuộc chiến (1960-1975) với Hoa Kỳ?  Và vai trò của Liên Xô ra sao, có đối nghịch với Trung Cộng không?

Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, trước khi ký hiệp định Geneve ngày 20-7-1954, HCM và Châu Ân Lai họp tại Liễu Châu ở Quảng Tây từ ngày 2 đến ngày 5-7, quyết định sẽ chôn giấu võ khí ở Nam Việt Nam, lưu người ở lại NVN để tái tục chiến tranh.  Sau năm 1954, Bắc Việt Nam liền gởi người qua Bắc Kinh để bàn kế hoạch Trung Cộng viện trợ cho Bắc Việt Nam tấn công NVN.

Ổn định xong đất Bắc, từ năm 1960, BVN quyết định xâm lăng NVN với sự giúp đỡ to lớn của Trung Cộng.  Vai trò TC không có gì thay đổi.  Chỉ có điều là lúc đó, Liên Xô đã ổn định nội bộ, nhất là ổn định các nước Đông Âu, nên LX cũng giúp CSVN. 

Cả hai nước LX và TC thi đua viện trợ cho BVN về tất cả các mặt, võ khí, đạn dược, quân nhu, kinh tế, thực phẩm, hoặc trực tiếp, hoặc qua đường biên giới Hoa Việt, liên tục từ 1960 đến 1975. 

Trong khi đó, Hoa Kỳ viện trợ cho Nam Việt Nam một thời gian rồi giảm và ngưng giữa chừng khoảng từ 1972.  Do đó, NVN thiếu võ khí, đạn dược, nhiên liệu đành phải thất thủ một cách oan uổng.

Anh Trinh hỏi vai trò của LX và TC có đối nghịch nhau không, thì xin thưa với anh, riêng việc viện trợ cho BVN thì cả hai nước nầy đều tranh đua viện trợ cho BVN để lôi kéo BVN về phe của mình.  Lúc đó, đang xảy ra cuộc tranh chấp giữa LX và TC về nhiều chuyện.  Vì tranh chấp nhau, nên cả LX lẫn TC đều muốn lôi kéo CSVN về phía mình.

Vì vậy, trong khi Hoa Kỳ giảm viện trợ cho VNCH từ 1972, thì từ 1972 cho đến 1975, trong những năm quyết định nầy, Liên Xô tăng gấp 4 lần viện trợ cho BVN để BVN dứt điểm NVN.  Các điều này cho thấy cà TC lẫn LX đều viện trợ đầy đủ cho CS BVN.

21-    Nguyễn Mạnh Trinh: Thưa anh, sau khi chấm dứt chiến tranh năm 1975, tại sao có cuộc chiến  giữa Việt Cộng và Trung Cộng năm 1979?

Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, sau năm 1975, tập đoàn lãnh đạo CS – BVN tỏ ra nồng nhiệt với Liên Xô và lạnh nhạt với TC, không biết có phải muốn xù nợ TC hay không?  Năm 1978, CSVN gia nhập khối kinh tế COMECON là khối kinh tế CS gồm đa số các nước Đông Âu do LX lãnh đạo, không có TC. 


 
















Ngoài ra, Việt Cộng xua quân tấn công Cambodia tháng 12-1978, hạ bệ chính phủ Pon Pot.  Pon Pot và Cambodia lúc đó là con cờ của Trung Cộng.  Vì vậy, Trung Cộng bất bình.  Tất cả những điều nầy làm cho giới lãnh đạo TC cho rằng Việt Cộng phản bội TC nên Đặng Tiểu Bình mới quyết định dạy cho Việt Cộng một bài học bằng chiến tranh biên giới phía bắc ngày 17-2-1979.

Nợ thì phải trả.  Trả không được lại muốn xù nợ, trốn nợ nên bị tấn công.  Chỉ có dân Việt Nam là phải khổ vì tham vọng của tập đoàn lãnh đạo CSVN.

22-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, chế độ Cộng Sản đã tàn hại đất nước và dân tộc ra sao?  Như vì quyền lợi riêng tư của phe nhóm mà bán đất cho Tàu, khiếp nhược ở Biển Đông nhưng đàn áp đánh đập những người biểu tình yêu nước?

Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, vâng đúng như vậy.  HCM vâng lệnh Đệ tam Quốc tế CS thành lập Đảng CSVN năm 1930, du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam, cổ xúy tranh đấu giai cấp, tạo sự chia rẽ trầm trọng trong xã hội, mở cuộc chiến tranh để tranh giành quyền lực, tiêu diệt nhân tài, mở cuộc Cải cách ruộng đất, tiêu diệt văn hóa cổ truyền, thi hành chính sách độc tài độc đoán, không cho tự do tư tưởng, tự do văn hóa, chính trị, kinh tế …Gần đây thì ký công hàm ngày 14-9-1958 giao Hoàng Sa cho Tàu, cho Tàu khựa thuê đất, nhượng ải Nam Quan, nhượng thác Bản Giốc, gây nhiều khổ nạn cho dân chúng như vụ Bô-xít và gần nhât là vụ Formosa. 

Chẳng những thế, những người yêu nước biểu tình chống Trung Cộng, chống Formosa lại còn bị đánh đập bắt bớ.  Tiêu diệt lòng yêu nước là làm mất nhuệ khí của dân tộc.  Một điều buồn cười, CSVN nắm quyền, nhưng không dùng cảnh sát công an, mà lại nuôi dưỡng tụi du côn, côn đồ để tấn công dân chúng. 

Nói chung, CSVN đã phá hoại đất nước về tất cả các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, tôn giáo, giáo dục, đạo đức… và làm cho Việt Nam suy đồi cho đến ngày nay.

23-  Nhuyễn Mạnh Trinh:  Anh có bình luận nào về hành động vô liêm sỉ của lãnh đạo Cộng sản trong vụ cá chết?

Trần Gia Phụng:  Bình luận gì nữa anh!  Báo chí đã nói quá nhiều rồi.  Người ta thường nói lãnh đạo CSVN hèn với giặc, ác với dân.  Tôi chỉ xin thêm một ý nhỏ là CSVN chẳng những hèn với giặc, mà còn HÈN VỚI DÂN nữa.  Lãnh đạo CSVN hèn với dân vì chẳng những không dám nhận trách nhiệm, mà còn ném đá giấu tay, không dám ra mặt đối đầu với những người tranh đấu, mà lại dùng tụi lưu manh côn đồ tấn công, hành hung dân chúng, rồi CS chối tội bạo hành đối với dân chúng.  Thật là chẳng còn thể thống gì cả.  Hằng ngày theo dõi trên Internet những cuộc biểu tình ở trong nước, những video clip dân chúng chửi rủa chế độ CS, thật là đốn mạt hết nước nói.  Nhục nhã quá thưa anh Trinh.



 














24-  Nguyễn Mạnh Trinh:   Sự việc mờ ám về hai chiếc máy bay của Việt Công bị rớt trên biển theo anh nhận định như thế nào?

Trần Gia Phụng:  Thưa anh, đây không phải lần đầu tiên CSVN bưng bít thông tin về những tai nạn trong nước, nhất là những tai nạn máy bay.  Hiện nay, chưa có thông tin đầy đủ về tai nạn nầy thì không thể kết luận được gì cả thưa anh Trinh.  Tôi chỉ xin có hai ý kiến nhỏ: 1) Bưng bít thông tin chứng tỏ nhà cầm quyền CS chẳng quan tâm đến số phận của những nạn nhân trên hai máy bay nầy. 2) CSVN càng bưng bít thông tin, thì dư luận dân chúng càng đồn đoán, càng phóng đại và càng bất lợi cho nhà cầm quyền CS.



 











Mảnh vỡ chiếc máy bay tuần thám CASA 212 8983 mất tích ngày 16-6-2016
25-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Thưa anh, hiện nay phong trào đối kháng đòi dân chủ ở trong nước ra sao?  Có thể thành sức mạnh làm sụp đổ chế độ Cộng Sản hay không?

Trần Gia Phụng:  Thưa anh, hiện nay, dân chúng ở trong nước thấy rõ là Việt Nam đang ở bên bờ vực thẳm.  Nhiều người đã đứng lên đòi hỏi tự do dân chủ.  Nhiều người xuống đường tham dự những cuộc biểu tình chống TC.  Cộng sản Việt Nam tức khắc đàn áp, tiêu diệt tất cả những nhà tranh đấu dân chủ, bắt giam những người đi biểu tình. 

Một điều đáng mừng là phong trào đòi hỏi dân chủ càng ngày càng phát triển ở trong nước.  Hết người nầy bị bịt miệng, bị bắt, bị giam thì người khác đứng lên liên tục tranh đấu.  Những cuộc biểu tình chống TC liên tiếp diễn ra.
nguye%25CC%2582%25CC%2583n%2Bvie%25CC%2582%25CC%2581t%2Bdu%25CC%2583ng-danlambao




  Dân chúng trong nước công khai bày tỏ thái độ: SÁT CỘNG

Hiện nay, những cuộc đối kháng trong nước vẫn chưa đủ sức mạnh tổng lực làm sụp đổ chế độ CS, dù chế độ nầy đã mục nát lắm rồi.  Vấn đề là chưa có một lực lượng nào đủ mạnh để xô ngả và thay thế CS.  Vì vậy, công cuộc tranh đấu đòi hỏi dân quyền ở trong nước ngày nay cần được yểm trợ tối đa, bởi vì tuy chậm chạp nhưng phải có bắt đầu mới có kết thúc.  Xin nhớ cho một que diêm có thể thắp ngọn lửa hồng, đốt sáng vạn niềm tin.  Xin hãy làm một que diêm để thắp sáng ngọn đuốc dân chủ. 

Nếu công cuộc vận động dân chủ chưa có hiệu quả tức khắc, chắc chắn vẫn sẽ ảnh hưởng về lâu về dài, chắc chắn sẽ khuyến khích dân chúng trong nước tự đứng lên đòi hỏi dân chủ.  Nói cách khác dầu chậm chạp nhưng công cuộc vận động dân chủ ít nhất sẽ làm giảm thọ chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở trong nước, và sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa Việt Nam được nhanh chóng hơn.

Ở hải ngoại, chúng tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi người, mỗi người một tay, hãy tích cực yểm trợ phong trào tranh đấu đòi hỏi dân chủ ở trong nước.  Xin tất cả hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn tiếp tục cuộc hành trình dân chủ hóa cho Việt Nam.  Dầu chậm chạp, nhưng chắc chắn sẽ có hiệu quả, còn hơn là không làm gì để cộng sản cứ ù lì ngự trị mãi trên đất nước Việt Nam. 

26-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Theo anh, tôn giáo có vai trò ra sao trong công cuộc đòi hỏi tự do dân chủ ở Việt Nam?

Trần Gia Phụng:  Tôn giáo đóng vai trò hết sức quan trọng thưa anh Trinh, đặc biệt trong tình hình Việt Nam hiện nay.  Hiện nay, CSVN đã đánh gục hết, dẹp tan hết các tổ chức chính trị đối lập, nên không có tổ chức nào có lực lượng quần chúng, chỉ trừ các tôn giáo. 

CSVN chia tôn giáo thành hai nhóm: Nhóm tôn giáo địa phương như đạo Cao Đài hay Phật Giáo Hòa Hảo, và nhóm tôn giáo quốc tế như Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Tôn giáo nào càng có tổ chức, càng được quần chúng ủng hộ, thì càng bị CS theo dõi chặt chẽ.

Đối với các tôn giáo địa phương, vì không có thế lực quốc tế, không có các nước trên thế giới lên tiếng giúp đỡ, nên CSVN thẳng tay đàn áp, tấn công mạnh mẽ vì chúng không sợ phản ứng trên thế giới.  Vì vậy chúng ta thường nghe tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài trong nước kêu cứu.

Đối với Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo thì CS đàn áp kín đáo và cẩn thận hơn vì sợ phản ứng các nước trên thế giới.  Dầu bị theo dõi, cô lập, nhưng các chùa và nhà thờ vẫn là điểm tựa tinh thần chắc chắn để dân chúng vững tin trong công cuộc tranh đấu đòi hỏi dân chủ hiện nay ở trong nước.

27-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Viết “ Lịch sử sẽ phán xét” anh có mục đích nào trong thời điểm đầy biến cố nóng bỏng hiện nay?

Trần Gia Phụng:  Thưa anh Trinh, mục đích xuất bản sách Lịch sử sẽ phán xét được ghi rõ trong lời nói đầu của sách:  “Từ khi nắm được quyền lực năm 1954 ở Bắc Việt Nam và năm 1975 trên toàn quốc, đảng Cộng Sản (CS) thiết lập chế độ độc tài toàn trị bưng bít.  Để phục vụ chủ trương, chính sách của đảng, CS viết lại lịch sử Việt Nam theo đường lối CS, tuyên truyền hoạt động của đảng CS, truyền bá chủ nghĩa Mác-xít.  Thể loại lịch sử theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” được truyền bá rộng rãi dưới sự cai trị của CS để phục vụ chế độ và đảng CS…

Để loại bỏ những nhiễu xạ do CS gây nên, thì cần phải khảo chứng lại tất cả những trang sử do CS viết ra, nhằm trả lại sự thật lịch sử, giúp làm sáng tỏ trở laị những giá trị lịch sử đích thực, đúng như lời cố đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã nói ngắn gọn trước khi bị CS xử tử tại Cần Thơ ngày 14-8-1975: “Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy.”

Xin lưu ý trình bày sự thật lịch sử không phải là tuyên truyền, vu khống, bôi lọ hay nói xấu, mà chỉ để ôn lại những câu chuyện đã trôi vào quá khứ, nhắc nhở những kinh nghiệm đã qua.

Ở Bắc Mỹ có câu tục ngữ: "Forgive but don’t forget.” (Tha thứ nhưng đừng quên.)  Trên đất nước tự do, ai muốn tha thứ, ai muốn hòa giải hòa hợp thì tùy người đó, nhưng xin mọi người đừng quên, xin đừng bao giờ quên những kinh nghiệm của bản thân mình, của gia đình mình, của những người quen biết chung quanh mình; vì quên kinh nghiệm, mình có thể lầm lẫn lần nữa; và cũng xin đừng bao giờ quên những tội ác, nhất là tội ác diệt chủng và phản quốc, vì quên tội ác sẽ làm cho tội ác tái diễn và gia tăng. 

28-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Anh nghĩ gì về chữ “ Nếu” khi mật ước Thành Đô bán nước cho Tầu Cộng được tuần tự thi hành?

Trần Gia Phụng:  Câu hỏi của anh có hai điều mà tôi không trả lời được. 1) Thứ nhứt, không ai biết nội dung “Mật ước Thành Đô”.  Mật ước không được bạch hóa thì làm sao biết điều gì trong đó để bình luận.  Những điều chúng ta nghe đều là những chuyện đồn đoán, không biết có hay không?  Viết sử mà chỉ viết những chuyện đồn đoán thì chẳng còn là sử 2) Đã không biết chính xác mà anh Trinh còn đặt chữ “nếu” phía trước thì xin càng chịu, tôi không trả lời được thưa anh Trinh.

29-  Nguyễn Mạnh Trinh:  Vậy theo anh, chúng ta, người Việt ở trong nước và ở hải ngoại phải làm gì trong tình thế ấy?

Trần Gia Phụng:  Trước tình thế hiện nay, hẳn anh Trinh cũng đồng ý với tôi rằng việc trong nước phải do người trong nước quyết định.  Ở hải ngoại, những ai còn quan tâm đến tương lai đất nước, chỉ có thể cổ võ, yểm trợ mà thôi. 

Tuy nhiên hiện nay, có một số người ở hải ngoại hoặc bị CS xúi giục tuyên truyền, hoặc muốn về Việt Nam hưởng thụ, sợ bị CS trả thù, hoặc quá bi quan trước tình hình đất nước, lý luận rằng trước năm 1975, với binh hùng tướng mạnh, Việt Nam Cộng Hòa còn thất bại, huống gì ngày nay chỉ có một nhóm người tranh đấu ở trong nước, làm thế nào để có thể chiến thắng CS, thôi thì tranh đấu làm chi?

Đúng là năm 1975, VNCH đã thất bại trước cuộc xâm lăng của CSVN, nhưng sự kiện nầy phải xét cho kỹ về nhiều mặt, nhất là mặt quốc tế, mới có thể hiểu rõ vấn đề.  Tuy nhiên, tình hình ngày nay đã đổi khác.  Trong mối tương quan phức tạp giữa các nước trên thế giới, ngày nay vấn đề võ lực không phải là giải pháp cho sự thay đổi của Việt Nam, mà quan trọng là việc vận động văn hóa, tư tưởng và ý thức hệ, nhằm dần dần chuyển hóa dân chúng trong nước, để dân chúng đồng lòng đứng lên tranh đấu đòi hỏi dân chủ. 









Ba kẻ bán nước tại Thành Đô ngày 3-9-1990:
Từ trái: Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng

Kinh nghiệm hoạt động của Phan Châu Trinh cách đây 100 năm cho thấy công cuộc vận động văn hóa chính trị rất chậm chạp, nhưng không phải là không có hiệu quả, mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi người, mỗi người một tay, hãy tích cực yểm trợ phong trào tranh đấu đòi hỏi dân chủ ở trong nước.  Chuông không gõ không kêu.  Đường không đi không đến.  Xin tất cả mọi người hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn tiếp tục cuộc hành trình dân chủ hóa cho Việt Nam.  Dầu chậm chạp, nhưng chắc chắn sẽ có hiệu quả, còn hơn là không làm gì để cộng sản cứ ù lì ngự trị mãi trên đất nước Việt Nam.

Xin cảm ơn anh Nguyễn Mạnh Trinh đã phỏng vấn, và xin cảm ơn quý khán thính giả đã theo dõi cuộc trò chuyện của anh em chúng tôi trong chương trình nầy. 

Xin trân trọng kính chào toàn thể quý vị.

TRẦN GIA PHỤNG
(Santa Ana, California 29-7-2016)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét